fbpx

Chút chia sẻ về các cách nhân giống một số loài hoàng thảo của bác Quý

Lan Gia Hac

     Trước thực trạng các loại lan rừng quý hiếm đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt đòi hỏi người chơi lan cần nghĩ ra các cách nhân giống hiệu quả một số loài lan. Vừa là bảo tồn vừa làm giảm giá thành và giảm áp lực cho những cánh rừng già. Dưới đây là một số cách ươm keiki  phi điệp, trầm, hạc vỹ.... do bác Quý tổng hợp những loài trên cũng là các loại lan dễ trồngthuần hóa được trồng phổ biến.

Giả Hạc 5T Phú Thọ
Hình ảnh hoa lan giả hạc


Nhân giống lan giả hạc ( cách 1).

       Vào mùa xuân khoảng tháng 3,4 dương lịch chúng ta tiến hành cắt một số thân già. ( còn mắt ngủ), thân tơ của cây lan giả hạc để nơi ẩm mát, có ánh nắng nhẹ. Tiến hành xịt phân kích mầm 5-7 ngày/lần ở nồng độ 70% hướng dẫn. Sau khi keiki lên mầm có rễ khoảng 1cm tiến hành cắt đoạn thân chứa ki ghép vào giá thể trồng mới và chăm sóc. 
       Đặc điểm: mầm khi khoẻ, trồng cây đã có mầm giúp hàng lối ngay ngắn. Vị trí cây thích hợp đẹp mắt, phù hợp với mọi kích cỡ giò ( có thể trồng trong giò 5cm).
      Nhược điểm mất thời gian trong quá trình ươm. Cùng 1 thân mẹ đem ươm phải trồng nhiều lần, rễ tổn thương mầm khi tách triết và trồng.

Lan Giả Hạc

Nhân giống lan giả hạc ( cách 2).

     Tiến hành cắt khúc thân hoàng thảo cần ươm keiki thành từng đoạn 2-3 mắt/hom. Đem đặt hom lên bề mặt giá thể ươm trong giò. Tiến hành bón phân chăm sóc với điều kiệm môi trường như cách 1.           
     Đặc điểm ki lên với tỉ lệ nảy mầm cao, gốc rễ và mầm ổn định khi cây phát triển, phù hợp với kích cỡ giò lan vừa và nhỏ ( fi 10-20cm). 
     Nhược điểm cây ki không khoẻ vì dinh dưỡng dự trữ từ hom ít không đủ bật mầm to.

Các Loại Hoa Lan Dễ Trồng

Nhân giống lan giả hạc ( cách 3).

    Dùng ghim, lạt cố định cây cần ươm ki được quấn quanh giò lan mẹ. Không tách hay cắt thân ươm ki khỏi gốc, chăm sóc cây lan ở môi trường nuôi cây với hàm lượng phân bón kích mầm cao, độ ẩm cao. 
     Đặc điểm: ki nảy mầm trên thân liền gốc nên rất khoẻ, ra ki nào liền giò ki đó. Rất phù hợp với việc tăng kích cỡ giò khi cây giống ít ngọn. 
     Nhược điểm số lượng ki nảy mầm không cao và không đồng đều.

Lan Giả Hạc

Nhân giống lan giả hạc ( cách 4).

   Tiến hành bón phân kích mầm, thuốc kích mầm lên thân tơ, thân già. ( còn mắt ngủ) trước thời điểm cây hình thành hoa, nuôi giò lan mẹ ở môi trường ẩm bón phân kích mầm định kỳ như cách 3. Sau khi keiki lan giả hạc lên mầm, ra rễ tiến hành ốp rêu, sơ dừa vào thân cây mẹ ươm ki để rễ của ki ra đến đâu bám vào đến đó. Sau khi ki thắt ngọn đem tách ki hoặc cắt cả đoạn thân ươm ra ghép giò mới khi mầm gốc của cây ươm ki đã trưởng thành. 
     Đặc điểm ki khoẻ, vừa nuôi gốc vừa ươm được ki, nhân giống nhanh.
     Nhược điểm: tỉ lệ nảy mầm không cao, cầu ki trong thao tác.

Lan Hoang Thao

Nhân giống lan giả hạc ( cách 5).

   Tiến hành cắt cả đoạn thân ươm ki đem cố định lên bề mặt giá thể của giò lan. Chăm sóc như cách 1 và 2.
    Đặc điểm: ki khoẻ, ổn định ngay khi lên. Phù hợp với quá trình dựng giò mới dạng trung và to với số lượng 5-50ki/giò. 
    Nhược điểm: tỉ lệ nảy mầm không cao như cách 1 và 2, không linh động trong lựa chọn giò nhỏ.

Lan Giả Hạc

Nhân giống lan giả hạc ( cách 6).

    Tiến hành cắt thân già, thân tơ ghim lên bảng dớn xốp với mật độ dày. Tiến hành chăm sóc như cách 1 và 2. Đặc điểm tận dụng tối đa các loại thân còn ít mắt ngủ. Ki ra đến đâu ổn định gốc đến đó. Tiện cho việc dựng các loại giò trung và lớn sau này.
    Nhược điểm: tỉ lệ nảy mầm thấp và không đồng đều. Các keiki thường bị khô gốc do dớn khô và chậm phát triển do nghèo dinh dưỡng, phải mất thêm 1 công đoạn là ghép lại giò sau 1 năm.


    Trên đây là 1 số cách ươm keiki cơ bản được bác Quý áp dụng. Cần lưu ý: các vết cắt trong quá trình ươm ki cần được bôi keo liền sẹo hoặc keo chống thối. Phân bón hoặc thuốc kích mầm áp dụng nên lựa chọn loại hiệu quả và bảo vệ môi trường ít độc với người và gia súc.


Cac Loại Lan Rung Quy Hiem

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav