Tên khoa học: Evolvulus alsinoides.
Họ: Bìm bìm – Convolvulaceae
Tên khác: bất giao…
Đặc điểm hình thái:
Cây thanh tú |
Đặc điểm sinh thái:
Hoa ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè. Cây ưa sáng, nhưng khi còn nhỏ cần giàn che. Không chịu được ngập úng và nắng nóng tỉ lệ sống cao 70%. Ưa đất màu mỡ giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. pH trung tính.
Cách nhân giống thanh tú:
Thời gian trồng quanh năm, trông bằng cách giâm cành, giâm sau 45-60 ngày là có hoa.
Bằng cách giâm hom: Chọn hom giâm trên cây mẹ phát triển khỏe mạnh, cành gần gốc, hom dài khoảng 5cm, mật độ từ 15-20 hom/bầu. Hom giâm sau 10-15 ngày thì ra rễ. Cành giâm không phải cắt tỉa lá.
Kỹ thuật:
Đất bầu gồm: trấu hun + sơ dừa + đất + xỉ than với tỉ lệ 1:1:1:1
Mật độ trồng: khi nhỏ 64 chậu/m2 , khi lớn là 16 chậu/ m2
Để điều khiển cây cảnh chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa cần thiết phải có cắt tỉa cành nhánh thu gọn tỉa bớt tàn lá
Chăm sóc:
Phân bón: bón phân đầu trâu, hòa tan 3kg phân + 20 lít nước hòa loãng tưới được 50-70 chậu.
Chế độ tưới: tùy từng thời tiết, tùy vào sinh trưởng của cây, nắng thì 3 lần 1 ngày. Mưa thì không cần tưới.
Kích thích ra hoa:
Hạn chế hoặc ngưng tưới nước hoàn toàn để cây chuyển sang giai đoạn sinh thực (phân hóa mầm hoa) từ 7-10 ngày, nếu cây to nhiều lá có thể kéo dài ngưng tưới thêm vài ngày. Khi thấy cây có dấu hiệu héo lá mới bắt đầu tưới nhẹ lại
Phun KN03 làm hai đợt cách nhau từ 7-10 ngày, phun lúc chiều mát, phun toàn thân cây.
Nếu cây có kích thước nhỏ : thường dùng liều kn03 là 15-20 g/8l nước
Nếu cây trung bình, tán lá quá nhiều thì dùng liều 30-50g/8l nước
Nếu cây to thân gỗ : 70-120g/ 8 lít nước.
Khoảng 20-30 ngày sau khi phun kích thích ra hoa, cây hoa sẽ bắt đầu phun chồi lá và nụ hoa. Lúc này cần tưới nước đầy đủ và để cây cảnh nơi có đầy đủ ánh nắng.