fbpx

Kỹ thuật trồng dừa cạn – Catharanthus roseus

Giới thiệu:  Tên khác :hải đằng, trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng. Chiều cao cây 30 – 60cm, lá mọc đối nhau, có hình bầu dục dài, màu xanh đậm, sáng bóng.
  Dừa cạn là loài hoa được trồng khá phổ biến ở nước ta. chúng thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. có 3 loại dừa cạn phổ biến là dừa cạn đứng, dừa cạn rủ và dừa cạn trung tính ( nửa đứng nửa rủ ) về kỹ thuật chăm sóc thì dừa cạn rủ là khó hơn cả.

ky thuat trong dua can
Các màu hoa dừa cạn phổ biến

Nhân giống:
Gieo hạt:  Giá thể gieo hạt gồm đất mùn, sơ dừa, phân hoai mục, trấu hun hoặc có thể sử dụng các loại đất đã trộn sẵn các loại thành phần dinh dưỡng có bán trên thị trường.
  Ngâm hạt bằng nước ấm, bỏ hạt vào trong miếng vải, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ. Cách 2 là để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 – 4 giờ.Đầu tiên, người trồng bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất, sau đó dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Cuối cùng, sau khi gieo, người trồng cây phủ lên một lớp đất mỏng.
Giâm cành:  Cắt cành giâm dài 5-6 cm chọn cành bánh tẻ . cắt mỗi lá 2/3 diện tích để giảm sự thoát hơi nước. Ngâm cành giâm qua dung dịch pha N3M . giá thể giâm là cát Việt Trì sạch. tưới nước, giữ ẩm cho cành giâm.
  Chú ý tránh để côn trùng, chuột cắn phá hạt, tưới đủ ẩm cho khay gieo, giâm. Trong quá trình ươm, gieo phải quan sát thường xuyên để phát hiện kịp thời các biểu hiện nấm bệnh hoặc cắn phá của côn trùng đối với hạt gieo. Trong thời kỳ cây non dừa cạn hay bị các bệnh về nấm là chết cây hàng loạt nếu không có các biện pháp phòng tránh kịp thời.
Cách chăm sóc hoa dừa cạn  Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, người chơi hoa có thể bứng cây ra trồng riêng, lúc này cây đã có từ 4 – 5 lá. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 – 3 cây con hoa dừa cạn( tùy loại chậu to hay nhỏ). cần nhổ cây kèm theo cả đất để cây non không bị sốc. 

  Sau khi trồng cây mới vào bầu hoặc chậu nên phun thuốc kích rễ pha lẫn với thuốc chống nấm theo tỉ lệ hướng dẫn. Tránh đặt cây nơi ánh sáng trực tiếp vào trưa. Sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng. 
  Trong thời kỳ cây phát triển thân lá thì bón phân NPK theo tỷ lệ 20-10-10. Thời kỳ cây trưởng thành cần kích hoa thì bón theo tỷ lệ 10-20-10. thời kỳ xuất hiện nụ hoa và hoa nở thì bón tỷ lệ 10-10-20. Thời kỳ hết hoa cần dưỡng cây thì tỷ lệ 30-30-30.Thời gian giữa các đợt bón phân nên cách nhau ít nhất 6 ngày.
Để giữ hoa nở được lâu nên tránh tưới quá ẩm, tránh tưới nước vào hoa làm hoa nhanh tàn.Nên tưới vào 8-9h sáng, chiều 4-5h chiều.
Dừa cạn rủ:
  Về cơ bản chăm sóc và nhân giống dừa cạn rủ giống với dừa cạn đứng.Chú ý dừa cạn rủ sức đề kháng kém hơn dừa cạn đứng nên cần chăm sóc cẩn thận hơn.
  Chậu dừa cạn rủ phải là loại chậu cao hoặc chậu treo để không ảnh hưởng đến tập tính sinh trưởng của cây và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Các bệnh thường gặp ở cây dừa cạn. 
  Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Xanthomonas malvacearum gây ra bệnh lây lan rất nhanh.
  Bệnh do Nấm gây nên: để phòng tránh bệnh do nấm ta nên tránh để cây trong tình trạng ẩm ướt trong thời gian liên tục, đặc biệt là sau khi mưa rồi trời nắng lên là thời điểm nấm dễ phát triển và gây hại nhất. cần có các biện pháp phun phòng nấm trước khi dịch bùng phát gây ảnh hưởng đến cây.
Catharanthus%2Broseus

Catharanthus%2Broseus.1
Một số hình ảnh về cây dừa cạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav