fbpx

Chăm sóc hoa lan

cham soc hoa lan

Chăm sóc hoa lan – cũng giống như các loài thực vật khác. Chúng sẽ xanh tốt nếu chúng ta đảm bảo được cho cây các điều kiện thuận lợi giúp cây phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lan như: Nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, dinh dưỡng.

Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cây lan.

Đa số các loại lan không chịu được ánh sáng mạnh. cây thích hợp với ngưỡng ánh sáng 60-70%. Một số dòng như hồ điệp cần ánh sáng yếu hơn khoảng 40-50%. Khi trồng lan trong vườn nhà cần làm giàn che nắng cho lan. (trường hợp treo lan dưới tán cây thì cần tỉa tán thường xuyên. Sao cho cây lan nhận được lượng áng sáng đủ để cây sinh trưởng ổn định). Đối với cây mới ghép hoặc chuyển chậu có điều kiện nên chuyển cây vào những vùng ánh sáng yếu. Rồi từ từ chuyển cây ra vùng ánh sáng 60-70% giúp cây thích nghi dần.

chăm sóc hoa lan
Giàn được căng một lớp lưới 60%

Một yếu tố rất quan trọng liên quan đến ánh sáng đó là hướng mọc của mầm non và hướng ghép cây. Mầm non sẽ có xu thế mọc dần về hướng Đông. Vì vậy để thuận lợi khi trồng các cây lan vào chậu ta nên quay hướng chồi non ra hướng mặt trời mọc. Áp dụng tương tự đối với các cây lan ghép vào bảng gỗ hoặc bảng dớn. Các dòng đơn thân như ngọc điểm, mokara, vandan, quế, tam bảo sắc…. đều có mặt lưng và mặt bụng. Mặt bụng (mặt trên của lá) là mặt cần hướng ra hướng Đông. Mặt lưng (mặt dưới của lá) hướng ra phía Tây.

Một lưu ý khi ghép lan với dòng đơn thân thì hướng cần hoa mọc sau này sẽ là hướng mặt lưng của lá (hướng Tây nếu vị trí cây được đặt đúng).

cham soc hoa lan
Các cây ngọc điểm và kiếm đều được sắp xếp sao cho mặt trên của bản lá hướng về hướng Đông

Tại sao cây lan hay chết vì nước?

Chăm sóc hoa lan đối với các dòng đơn thân giá thể trồng cần thông thoáng hơn. Đặc điểm cấu tạo hình thái nên chúng có nhu cầu nước nhiều hơn so với các dòng đa thân. Các dòng đơn thân chủ yếu dự trữ nước qua bộ lá và một số ít ở thân chính. Cây dễ mất nước nếu gặp thời tiết hanh khô hoặc không được tưới nước trong một thời gian nhất định.

Các dòng đa thân thì ngược lại. Chúng thường có giả hành lớn dự trữ nước và dinh dưỡng nên có thể chịu được hạn trong một thời gian nhất định. Mức độ chịu hạn lớn hơn so với dòng đơn thân. Các loại này có nhược điểm nếu tưới nhiều cây dư nước sẽ dễ bị thối nhũn hơn.

Một trong những sai lầm khiến cây lan ra đi không thể cứu chữa là do chúng được chăm sóc quá kỹ. Giá thể chưa khô chúng ta tưới tiếp đợt nước cho cây dễ dẫn đến cây bị dư nước. Tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập. Kinh nghiệm đúc kết được khi giá thể gần khô hoặc khô trở lại chúng ta mới tưới nước cho cây. Tránh tưới buổi trưa hoặc buổi sáng quá sớm, buổi chiều quá muộn.

Ngoài ra lượng nước tưới cũng tùy thuộc vào tiểu khí hậu nơi treo lan, giá thể trồng cây, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, loại lan nào….

Chăm sóc hoa lan có cần phân bón?

Tất nhiên là có! dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng và lan cũng không phải ngoại lệ. Các yếu tố đa lượng, trung lương, vi lượng cần được bổ sung đầy đủ cho lan. Tùy vào giai đoạn, độ tuổi mà tỷ lệ các thành phần và liều lượng khác nhau. Nguyên tắc chung trong giai đoạn cây lan sinh trưởng thân lá cần bổ sung lượng đạm nhiều. Tỷ lệ đạm, lân, kali có thể là 2-1-1. Ở giai đoạn cây cần kích hoa, chuẩn bị hoa, đang hoa và dưỡng hoa thì dùng phân ở tỷ lệ 1-2-2 hoặc tỷ lệ lân, kali cao hơn.

Các loại phân như phần đầu trâu hoặc Growmore thường được sử dụng nhiều. Sử dụng các loại phân bón kết hợp với B1 để đạt được hiệu quả cao. Thời gian bón phân nên vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời nhẹ giúp cây hấp thu phân bón được hiệu quả.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! câu này luôn đúng.

Vườn lan nào chắc chắn cũng đang hoặc từng bị bệnh. Điều này không thể tránh khỏi. Tuy nhiên ta có thể hạn chế bằng việc phun phòng thường xuyên và luôn phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tiến hành đồng thời với việc dọn vệ sinh nền vườn lan. Thu gom các lá hư, lá thối, lá già và các thân bị sâu bệnh. Khi xuất hiện cây bị bệnh ngoài việc xịt thuốc cho cả vườn. Cần cách ly đám cây bị bệnh ra một khu. Phun thuốc với nồng độ cao hơn, cắt bỏ lá thối nếu cần thiết.

chăm sóc hoa lan
Một chậu địa lan kiếm bị côn trùng cắn lá. Nếu không xử lý kịp thời nấm, khuẩn có thể xâm nhập vào vết bệnh và gây bệnh thối nhũn. Xử lý và phòng ngừa bằng cách phun thuốc diệt côn trùng. Cách ly cây không tưới nước, bôi vôi vào vòng quanh vết cắn trên lá.

Một số bệnh do khuẩn gây ra lây qua đường tiếp xúc. Nên hạn chế việc để kéo cắt vết bệnh cây này rồi cắt sang lá lành cây khác gây lây bệnh. Bệnh cũng dễ lây qua đường nước tưới nên khi gặp các bệnh thối nhũn cần ngưng tưới nước cho giò lan.

tag: chăm sóc hoa lan, cham soc hoa lan

————————————

Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline: 0963 090 463; Số zalo: 0944 252 463

Theo dõi chúng tôi trên facebook: https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/

Trang facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhtpvp/

Vườn lan Thành Nguyễn chúc các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … có một vườn lan đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav