Dipterocarpus retusus Blume, 1823.
Dipterocarpustonkinensis A Chev. 1918.
Họ: DầuDipterocarpaceae
Bộ: BôngMalvaceae
Cây gỗ lớn, cao 30 – 40 m, đường kính tới 1 m. Thân thẳng, hình trụ, phân cành cao.Tán thưa, hình cầu. Cành non mập, phủ lông dầy nhưng sớm rụng.Lá hình trái xoan hay trái xoan thuôn, dài 20 – 40 cm, rộng 15 – 25 cm, mép lượn sóng. Gân bên 15 – 20 đôi, có lông cứng, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá dài 3 – 4 cm, khi non có lông, khi già màu đen, không lông. Lá kèm lớn, hình búp, dài 8 – 12 cm.
Cụm hoa hình chùm, ống đài hình cầu, dài 2,5 cm, rộng 2 cm.
Quả hình trứng hơi tròn, đường kính 2 – 3 cm, 5 thuỳ đài tồn tại, trong đó 3 thùy tiêu giảm, hình tim, đỉnh tròn, dài 0,7 cm; 2 thuỳ phát triển mạnh thành cánh, dài 15 – 20 cm, rộng 2 – 3 cm, có 3 gân rõ.
Đặc điểm sinh thái loại:
Cây ưa sáng, mọc với tốc độ trung bình, khi non hơi ưa bóng. Tái sinh tự nhiên tốt trên các đất rừng mới khai thác vì cây mẹ thường cho nhiều quả và khả năng phát tán tốt của quả. Hiện nay Chò nâu được trồng làm cây bóng mát ở nhiều thành phố lớn của các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Phân Bố:
Trong nước: Sơn la, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Tp. Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam. Tập trung nhất ở tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ.
Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia.
Giá trị cây chò nâu:
Gỗ mềm, dễ bị mối mọt; được dùng trong xây dựng và đóng đồ đạc, nông cụ. Một loài cây bóng mát được nhiều người ưa chuộng vì dáng đẹp, mọc tuơng đối nhanh, dễ trồng.
Tình trạng:
Do tình trạng môi trường sống bị thu hẹp rất nhanh, nhu cầu dùng gỗ của dân rất lớn nên Chò nâu đã bị tuyệt diệt ở các khu vực rừng gần dân cư. Cần có biện pháp tích cực bảo vệ chúng.
Thực vật đô thị