I, Quy trình chọn giống và giá thể ghép lan.
Các bạn đọc có thể mua lan rừng TẠI ĐÂY.1.Chọn giống.
Cây lan chọn để ghép phải xanh. Lá không bị dập, thân không gãy, hay chầy sước. Phần rễ của cây, chọn cây có rễ cũng được hoặc không có rễ không sao (khi ghép toàn bộ rễ đều phải cắt bỏ hết). còn người mới chơi thì tốt nhất là rễ còn một khoảng 5-7cm. Ít nhất phải còn vài cái rễ mới dễ sống, dễ ghép.2. Chọn giá thể ghép.
Kỹ thuật ghép lan rừng vào gỗ lũa: chắc chắn không thể thiếu gỗ lũa. Gỗ lũa các bạn có thể mua trên nhóm facebook hoặc có thể kiếm tại các khu rừng hay đồi. Gỗ lũa chính là phần gốc của cây bị chết nằm dưới đất lâu năm. Các bạn cũng có thể ghép vào chậu đất nung với than hoặc vỏ thông. Chậu nhựa, khúc gỗ vú sữa, nhãn, vải… Nói chung là giá thể bạn thích nhất, tâm đắc nhất chính là giá thể tốt nhất. Chơi lan là thú chơi của người quân tử. Như trong bài này Thanhorchid muốn giới thiệu cho các bạn Kỹ thuật ghép lan rừng vào gỗ lũa.II, Tiến hành ghép lan rừng vào gỗ lũa.
1, cắt sạch rễ già, lá vàng, lá dập, vòi hoa cũ…của lan.
Cho dù các bạn không cắt bỏ rễ vì tiếc sợ cây chết, thì sau 2-3 tháng thì bộ rễ loằng ngoằng đó sẽ tự khô và chết. Cái này nghĩa là khổ trước sướng sau. Nói chung là đau xót thì sau này mới sướng được. Đừng có tiếc mà để bộ rễ dài loằng ngoằng nhé. Kiểm tra cây lan một lần nữa cắt cả lá vàng, lá úng, lá dập, lá nát, vòi hoa cũ… nữa.2, Sử lý giá thể.
Giá thể để chúng ta sử lý ở đây là gỗ lũa. Gỗ lũa sau khi chúng ta khai thác về hay mua về thì cần sử lý. Các bạn mua bàn chổi sắt 20k/đôi loại màu vàng. lắp bàn chải vào máy đánh ráp hay còn gọi là máy chà. Đánh thật sạch đất, phần mục của cục lũa, nói chung là càng sạch càng tốt. Các bạn đừng sợ đánh mạnh mất vân gỗ, vì tâm lý mọi người gỗ lũa đẹp mỗi vân. Sau khi đánh sạch thì khúc gỗ lũa của các bạn rất bóng và sạch. Nếu trồng trên gỗ vú sữa, gỗ nhãn hay vải thì cũng phải dùng bàn chải sắt chải sạch vỏ mục, chết. Như vậy mới ít bệnh, giá thể chậm mục nát hơn và rễ lan bám chắc hơn. Mời các bạn xem cách sử lý lũa trước khi ghép lan của một bạn trẻ (video): VIDEO 1; VIDEO 23, Sử lý giống chuẩn bị ghép.
Có 2 cách để các bạn theo dõi:A. Pha 1 chậu 20 lít nước với 1 gói Atonik. 50ml Vitamin B1 (1 ml = 1 cc) và 1 gói Ridomil Gold. Sau đó ngâm chìm lan vào đó 15-20 phút. Sau đó treo ngược cây giốc ngọn hướng xuống đất. Treo từ 1 ngày tới 1 tháng tùy các bác. Mục đích là để cho em nó mau ra rễ để trồng sao cho hợp tư thế. Có 1 bí quyết mà 1 bác chơi lan 35 năm chia sẻ. Muốn em nó đẻ con ở gốc, thì cứ treo đứng… như thế 3-5 tháng, sẽ có cây con mọc ra từ chỗ già nhất của cây. Treo chỗ mát độ ẩm cao nhưng phải thoáng. Không tưới đẫm, chỉ phun sương ngày 2 lần giữ ẩm là đủ. Cứ 5-7 ngày xịt nấm, B1, Atonik 1 lần là ok.
B. Cách em làm như sau: Xử lý lan và giá thể xong, ghép luôn. Treo chỗ mát, ánh sáng yếu, sau đó mới xịt phân và thuốc. 7 -10 ngày phân thuốc 1 lần.
LƯU Ý: TUYỆT ĐỐI TRÁNH MƯA NẾU KHÔNG ĐẢM BẢO THUỐC NẤM CHÍNH XÁC. KHÔNG KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG CÁCH B. ĐỂ GHÉP LAN RỪNG VÀO GỖ LŨA.4. Bắt đầu ghép lan rừng vào gỗ lũa.
a, Đối với lan đơn thân.
Lan đơn thân là những loại lan sinh trưởng đơn lẻ. Không mọc theo khóm, 1 cây thường có 1 thân. Các loại lan đơn thân cụ thể như Đai Châu, Sóc ta, Sóc lào, Đuôi Cáo, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc,…
Ta khoan mấy lỗ trên mặt thớt. Có thể khoan vuông góc 90 độ với mặt giá thể hoặc khoan xiên chéo. Đóng mấy mẩu đũa gỗ vào lỗ cho chặt rồi buộc lan vào que đũa thôi. Có khi trồng 1 cây chỉ cần 1 que, buộc thân cây với que đó. Cài thêm dớn mềm, xơ dừa miếng vào gốc để tăng cường giữ ẩm, nhưng tuyệt đối không đắp kín mít hết thân rễ. Phải thoáng một chút rễ mới có đường đâm ra. Tùy bạn có thể có phương pháp làm khác nhau như về cơ bản như các hình dưới là được.
Còn cách khác là ghép lan rừng vào gỗ lũa áp vào khúc gỗ: dùng dây thít nhựa (dây màu trắng trong hình dưới) vừa nhanh vừa chặt. Hoặc đè đoạn dây nhựa ngang thân cây (dây vòi hút nước, miếng cao su… cắt dài bé bé tương tự hình). Đóng đinh bé 2 đầu dây đảm bảo căng, chặt, đừng sợ cây đau mà lỏng tay. Vườn khô thì cài thêm ít xơ dừa gần thân, vườn ẩm mát thì khỏi cần. Không ưu tiên cách này vì thân cây bị áp sát vào giá thể. Nhìn giò không đẹp bằng cây ghép hướng ra ngoài nhưng không có khoan và lười thì dùng cách này cũng được.
b, Lan đa thân.
5. Ghép lan rừng vào gỗ lũa, chăm sóc cho lan khi cây ra rễ.
Ghép lan rừng vào gỗ lũa. Tới khi nhìn thấy lá cây lan đã tươi tỉnh lại, rễ ra bám vào giá thể thì treo ra giàn chính. Em đã so sánh thấy mấy em này cho ăn nắng 60-80% thì phát triển kém, lá vàng quạch, hay bị bệnh. Nếu cho ăn nắng 40-50% thì phát triển rất là mướt, cây khỏe, ít bệnh, hoa dài và to hơn. Phân cho lan trong quá trình chăm thì chủ yếu là NPK 20-20-20. Cây nhỏ và mới ghép thì 1/2 liều so với hướng dẫn bao bì, cây trưởng thành thì 2/3 theo hướng dẫn bao bì. Ngoài ra còn trung và vi lượng (Canxi, Magiê, Kẽm, Sắt, Đồng…) thì 1 tháng em xịt 1 -2 lần tùy hứng.Ghép lan rừng vào gỗ lũa sai mặt cây là một tai hại rất lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi sau này cây ra hoa
Vùng khoanh đỏ là cây ghép sai mặt, vùng khoanh xanh là hình cây đã ghép đúng
Trích báo cáo thực tập 3 LNDT (2016)