I. KỸ THUẬT TRỒNG LAN NGỌC ĐIỂM
Lan ngọc điểm ( Rhynchostylis) hay còn được gọi là lan tai trâu, lan bắp ngô, lan lưỡi bò, lan đai châu, lan me… 1.1. Chọn giống lan đai châu lá mít – Cần chọn cây xanh, lá không bị dập hoặc gãy. Rễ cây dài khoảng 3-5 cm, ít nhất còn 2 rễ trở lên cây mới có dễ ghép và tỉ lệ sống cao hơn. 1.2. Giá thể trồng lan đai châu – Giá thể có thể là: lũa; khúc gỗ vú sữa, nhãn, vải,..; đất nung với than hoặc vỏ thông; chậu nhựa;..II. Cách ghép lan đai châu
2.1. Cắt rễ:
– Bạn cần cắt bỏ lá vàng, úng, dập nát, vòi hoa cũ và cả rễ già, dập. Tốt nhất nên cắt cụt để lại một khoảng dài 3-5 cm. Việc này giúp ta dễ ghép hơn, cây sẽ nhanh ra rễ mới, rễ lan nhanh bám vào giá thể. Nên cắt bỏ rễ cũ vì sau 3-6 tháng hầu hết rễ cũ sẽ khô và chết.2.2. Xử lý giá thể:
– Nếu giá thể là than và vỏ thông không cần đập quá nhỏ, để to bằng ly mắt trâu. Còn nếu trồng bằng lũa cần dùng bàn chải sắt chải sạch hết đất, phân mục của cục lũa (càng sạch càng tốt) – Nếu trồng trên gỗ vũ sữa, gỗ nhãn hay vải cũng cần lấy bàn chải sắt chải sạch vỏ mục, chết => Như vậy cây sẽ ít bệnh, giá thể chậm mục nát và rễ lan bám chắc hơn.2.3. Thuốc phòng bệnh
– Pha một chậu 20 lít nước + một gói Atonik + 50 ml Vitamin B1 (1 ml = 1 cc) + 1 gói Ridomil Gol, sau đó ngâm lan vào khoảng 15-20 phút. Sau đó, bạn đem đi treo ngược. Treo từ 1 ngày tới 1 tháng để cây nhanh ra rễ. Cây cần được treo chỗ râm (ánh sáng yếu), có độ ẩm cao nhưng phải thoáng mát. Khi tưới chỉ phun sương hai lần 1 ngày, không nên tưới đẫm. Khoảng 5 đến 7 ngày xịt thuốc nấm, B1, Atonik 1 lần. – Khi đã xử lý lan và giá thể xong, đem lan đi ghép rồi treo ở chỗ mát nơi có ánh sáng yếu, sau đó xịt phân và thuốc. Không được để cây tiếp xúc với nước mưa. * Khi thấy cây tươi trở lại, rễ bắt đầu bám vào giá thể thì đem treo ra giàn chính. Để cây tiếp xúc với nắng khoảng 40-50% thì cây sẽ phát triển khỏe, ít bệnh, hoa dài và to hơn.-
Phân bón dành cho lan đai châu lá mít
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.