Thí nghiệm : Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan Đai Châu
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
CT1: Trồng ngày 15/2
CT2: Trồng ngày 15/3
CT3: Trồng ngày 15/4
CT4: Trồng ngày 15/5
– Thí nghiệm được bố trí trên cây 1 năm tuổi, theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. Mỗi công thức thí nghiệm là 3m2 (tương ứng 54 cây). Cố định cây theo dõi 30 cây/công thức theo 5 điểm chéo góc. Theo dõi 30 ngày/lần.
– Thời gian thực hiện: Tháng 2/2011 – 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.
CT1: Trồng ngày 15/2
CT2: Trồng ngày 15/3
CT3: Trồng ngày 15/4
CT4: Trồng ngày 15/5
– Thí nghiệm được bố trí trên cây 1 năm tuổi, theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. Mỗi công thức thí nghiệm là 3m2 (tương ứng 54 cây). Cố định cây theo dõi 30 cây/công thức theo 5 điểm chéo góc. Theo dõi 30 ngày/lần.
– Thời gian thực hiện: Tháng 2/2011 – 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan đai châu.
Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây cho thấy: cây hoa lan Đai Châu có mùa sinh trưởng rất rõ rệt. Vì vậy nghiên cứu thời điểm trồng thích hợp cho cây là rất cần thiết. Mối quan hệ giữa sinh trưởng cây hoa lan Đai Châu với thời vụ trồng được thể hiện qua bảng 1.
Có thể nhận thấy: tỷ lệ sống ở các thời điểm trồng đạt từ 81 -97%.
Cao nhất ở công thức trồng ngày 15/4. Cây hồi xanh nhanh nhất cũng ở công thức trồng này (10 ngày). Trong khi các công thức còn lại là 13-25 ngày.
Với các thời điểm trồng khác nhau, khả năng sinh trưởng cao nhất thuộc về công thức trồng ngày 15/4. Thể hiện qua các chỉ tiêu: số lá (đạt 7 lá), chiều dài lá (27,4cm), số rễ (6,8), chiều dài rễ (43,2cm). Khác biệt với các công thức còn lại ở mức ý nghĩa LSD0,05. Lý do là các công thức trồng ngày 15/2, 15/3 trong điều kiện miền Bắc nhiệt độ còn thấp nên cây hầu như chưa sinh trưởng hoặc sinh trưởng chậm. Ở công thức trồng ngày 15/5 thì sau khi trồng nhiệt độ tăng cao nên cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Bảng 1. Ảnh hưởng thời điểm trồng đến sinh trưởng của cây hoa lan đai châu.
(Năm 2011 -2012, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Thời điểm trồng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa kết quả được nêu ra ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến chất lượng hoa.
Bảng 2. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến chất lượng hoa.
(Tháng 11/201 2-2/201 3, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Kết quả theo dõi về chất lượng hoa lan đai châu ở các thời điểm trồng cho thấy: Tỷ lệ ra hoa đạt từ 47-56%, cao nhất ở thời điểm trồng ngày 15/4. Các chỉ tiêu về chiều dài cành hoa, số hoa trên cành cũng đạt giá trị cao nhất ở thời điểm trồng ngày 15/4 đạt 17,5cm và 28,5 hoa trên cành. Các chỉ tiêu về đường kính cành, đường kính hoa, độ bền hoa không có sự sai khác giữa các công thức.
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh