fbpx

Ảnh hưởng của phân bón đến hoa lan đai châu

Lan Đai Châu

Thí nghiệm : Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinhtrưởng của cây hoa lan đai châu trong giai đoạn vườn ươm.

Hoa Lan Đai Châu
 
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh.

Tìm luận án tại: thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: Growmore 1 (30:10:10) 9 ngày 1 lần
CT2: Growmore 1 (30:10:10) 7 ngày 1 lần
CT3: Growmore 1 (30:10:10) 5 ngày 1 lần
CT4: Growmore 1 (30:10:10) 3 ngày 1 lần
CT5: Fish Emulsion (5:1:1) 9 ngày 1 lần
CT6: Fish Emulsion (5:1:1) 7 ngày 1 lần
CT7: Fish Emulsion (5:1:1) 5 ngày 1 lần
CT8: Fish Emulsion (5:1:1) 3 ngày 1 lần
CT9: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 9 ngày 1 lần
CT10: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 7 ngày 1 lần
CT11: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 5 ngày 1 lần
CT12: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 3 ngày 1 lần
– Cây hoa lan đai châu nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi. Giá thể sử dụng: Rong biển + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1). Các công thức được phun phân với nồng độ 0,05%, phun sau ra ngôi 1 tháng. Phun ướt đều trên lá, thân, gốc. Lượng dung dịch phân phun là 0,5 lít/2m
2 ô thí nghiệm (100 cây).
– Thời gian thực hiện: Tháng 4 -12/2011, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

     Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng của cây hoa lan đai châu giai đoạn vườn ươm.

     Phong lan nói chung và hoa lan Đai Châu nói riêng đều là cây tự dưỡng. Trong tự nhiên cây có thể hấp thu dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài để duy trì sự sống của nó. Tuy nhiên để cây lan sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng hoa cao, đặc biệt là trong sản xuất với quy mô công nghiệp thì cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây ở từng thời kỳ. Cây con giai đoạn sau ra ngôi cần nhiều đạm để sinh trưởng thân lá, tăng sinh khối (Nguyễn Xuân Linh (2005) [1 7]). Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong nghiên cứu và sản xuất hoa lan Đai Châu, việc tìm ra loại phân bón và số lần bón phù hợp là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.

Số liệu bảng 1 cho thấy, phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của hoa lan Đai Châu.

     Chủng loại phân bón khác nhau có sự tác động khác nhau về khả năng sinh trưởng, số lá, chiều dài lá, số rễ, chiều dài rễ của cây. trong đó các chỉ tiêu đều đạt các giá trị cao nhất ở công thức PB2, ở mức ý nghĩa LSD0,05.
Số lần bón khác nhau cũng cho kết quả khác nhau giữa các công thức. với số lần bón ngày 3 ngày 1 lần và 5 ngày 1 lần cho kết quả tương đương nhau và tốt nhất về lá và rễ ở mức ý nghĩa LSD
0,05.
Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm
(Năm 2011, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Phân Bón Hoa Lan Đai Châu
Ghi chú: PB1: Growmore (30:10:10), PB2: Fish Emulsion (5:1:1) PB3: Đầu Trâu 502 (30:12:10)    

     Kết quả cũng thể hiện đã có sự tương tác giữa các công thức phân bón và số lần bón phân. Với số lần bón phân khác nhau, các chỉ tiêu sinh trưởng của hoa lan Đai Châu cũng khác nhau.

     Kết quả tương tự ở cả 3 loại phân bón, khi tăng số lần bón phân. (7 ngày 1 lần; 5 ngày 1 lần; 3 ngày 1 lần;) Thì sự sinh trưởng của cây tăng dần. Trong đó, ở công thức phân bón Fish Emulsion (5:1 :1) với số lần bón 5 ngày 1 lần (nồng độ 0,05%) cho kết quả tốt nhất; số lá đạt 4,7 lá, chiều dài lá 13,2cm, số rễ 4,0 rễ và chiều dài rễ đạt 22,0cm, cao tương đương so với công thức bón phân này 3 ngày 1 lần ở mức ý nghĩa LSD0,05.

     Nguyên nhân là do loại phân này có chứa hàm lượng đạm cao rất thích hợp với cây hoa lan Đai Châu ở giai đoạn sinh trưởng thân lá.

Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh
  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav