fbpx

Ảnh hưởng của ánh sáng đến hoa lan đai châu

Lan Dai Chau 2

Thí nghiệm : Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng, phát triển của hoa lan Đai Châu.


– Thí nghiệm gồm 3 công thức che sáng:
CT1: Che 3 lớp lưới (10.000-13.000 lux)
CT2: Che 2 lớp lưới (1 3.000-16.000 lux)
CT3: Che 1 lớp lưới (1 6.000-19.000 lux)
– Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi, trồng trên chậu thang gỗ trong nhà lưới đơn giản.
– Ánh sáng được điều khiển bằng hệ thống lưới đen che giảm nhiều lớp. Theo dõi bằng máy đo ánh sáng cầm tay.
– Thời gian che sáng từ tháng 6 đến tháng 8/2012. Thời gian theo dõi:
Tháng 4/2012 – 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.
Hoa Lan Đai Châu
Hoa Lan Đai Châu
 

Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng, phát triển của hoa lan Đai Châu.

1. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng của cây hoa lan Đai Châu.

Ánh sáng có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan nói chung. Với hoa lan Đai Châu nói riêng. Vì vậy nghiên cứu chế độ che sáng cho cây. Đặc biệt trong vụ hè ở điều kiện miền Bắc Việt Nam là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức che giảm ánh sáng trong vụ hè đến sinh trưởng của hoa lan Đai Châu được thể hiện qua bảng 1.


Bảng 1. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng của cây hoa lan Đai Châu.
(Năm 2012, tại Gia Lâm – Hà Nội)

Capture1 2

 

     Trong cùng thời gian chiếu sáng (tháng 6 đến tháng 8). Các mức che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của hoa lan Đai Châu. Ở mức che 2 lớp lưới (tương ứng với cường độ ánh sáng 1 3.000-1 6.000lux) cho các chỉ tiêu về sinh trưởng cao nhất. Thể hiện ở số lá (7,5 lá), chiều dài lá (26,4cm), số rễ (6,5 rễ) chiều dài rễ (44,5cm), mức ý nghĩa LSD0,05. Các chỉ tiêu về chiều rộng lá và đường kính rễ giữa các công thức không có sự khác biệt.

2. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của cây hoa lan Đai Châu


     Kết quả theo dõi các mức che giảm ánh sáng khác nhau đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa lan Đai Châu thể hiện qua bảng 2.
     Kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ ra mầm hoa cao nhất (59%) ở CT2. Mức che 2 lớp lưới (cường độ ánh sáng 1 3.000-16.000lux), tiếp đến là CT3, che 1 lớp lưới (cường độ ánh sáng 1 6.000-19.000lux) đạt 50%. Tỷ lệ ra mầm hoa ở mức che 3 lớp lưới (tương ứng với cường độ ánh sáng 10.000-13.000lux) đạt thấp nhất 40%. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa như chiều dài cành (18cm), số hoa trên cành (30,0 hoa) cũng đạt giá trị cao nhất ở CT2 (che 2 lớp lưới, cường độ ánh sáng 13.000 16.000lux) với mức ý nghĩa LSD
0,05. Đường kính cành hoa. Đường kính hoa giữa các công thức không có sự khác biệt. Độ bền hoa ở CT2 (che 2 lớp lưới) cao nhất đạt 25 ngày, trong khi công thức 1 là 24 ngày, công thức 3 chỉ 22 ngày.

Bảng 2. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến chất lượng hoa lan Đai Châu

(Tháng 11/201 2-2/201 3, tại Gia Lâm – Hà Nội)

Capture2 2

 

     Như vậy, các mức che sáng khác nhau trong mùa hè có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng hoa lan Đai Châu. Với CT2 (che 2 lớp lưới với cường độ ánh sáng trong khoảng 1 3.000-16.000lux) là phù hợp nhất.

 

Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav