Thí nghiệm : Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan Đai Châu
Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 4 loại nước tưới như sau:
CT1: (Đ/C) Nước giếng khoan không lọc (pH 6,0; EC 0,36)
CT2: Nước giếng khoan có lọc (pH 6,2; EC 0,26)
CT3: Nước máy (pH 7,52, EC 0,45)
CT4: Nước mưa (pH 5,5; EC 0,04)
– Thí nghiệm trên cây hoa lan đai châu 1 năm tuổi. Tưới nước 1 ngày 1 lần bằng vòi phun mưa. Tưới ướt đều trên lá, thân và rễ cây, tưới vào 9 giờ sáng. Lượng nước tưới là 3 lít/3m2 ô thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan đai châu.
Chất lượng nước tưới không chỉ quan trọng với cây hoa lan Đai Châu mà với tất cả các loài lan. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này.
Kết quả trình bày ở bảng 1 và 2.
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng của cây
(Năm 2012-2013, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước tưới cho cây hoa lan Đai Châu cho thấy;
Cây sinh trưởng mạnh mẽ khi tưới bằng nước mưa. Tiếp đến là nước giếng khoan có lọc, nước giếng khoan không lọc và thấp nhất là nước máy với mức ý nghĩa LSD0,05; kết quả được thể hiện như số lá của các công thức đạt 5,5-7,3 lá, chiều dài lá đạt từ 22,1 – 27,6cm, số rễ đạt 4,5-6,7 rễ, chiều dài rễ 34,7-44,3cm, các chỉ tiêu về chiều rộng lá và đường kính rễ cũng đạt cao nhất ở công thức tưới nước mưa và thấp nhất ở công thức tưới nước máy.
Kết quả nghiên cứu chất lượng nước tưới đến chất lượng hoa lan đai châu được thể hiện qua bảng 2.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ số cây ra hoa cao nhất ở công thức tưới nước mưa (58%), tiếp đến là tưới bằng nước giếng khoan có lọc (52%). Nước giếng khoan không lọc (49%) và thấp nhất là nước máy (47%).
Bảng 2. Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến chất lượng hoa
(Tháng 11/201 3-2/201 4, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Đường kính cành hoa ở công thức tưới bằng nước mưa đạt giá trị cao nhất (0,69cm) ở mức ý nghĩa LSD0,05, so sánh giữa các công thức còn lại không có sự sai khác đáng kể. Đường kính hoa ở tất cả các công thức không có sự khác biệt.
Độ bền hoa cũng cao nhất ở công thức tưới nước mưa 26 ngày và công thức tưới bằng nước giếng khoan có lọc 24 ngày, công thức tưới bằng nước giếng khoan không lọc và nước máy có độ bền hoa 23 ngày.
Như vậy, chất lượng nước tưới có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan Đai Châu.
Cây sinh trưởng, phát triển mạnh trong điều kiện tưới bằng nước mưa. Tiếp đến là nước giếng khoan có lọc. Nước giếng khoan không lọc và thấp nhất là nước máy. Giải thích cho kết quả này là do EC và pH trong nước tưới đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong nước mưa có EC thấp nhất (0,04) và độ pH (5,55), khi tưới nước và bổ sung phân bón đã tạo môi trường thuận lợi cho cây hấp thu nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển mạnh. Với nước giếng khoan có lọc tuy đã giảm nhưng EC và pH vẫn khá cao, nên điều chỉnh để giảm EC và pH trước khi tưới cho cây lan. Không nên dùng nước giếng khoan chưa lọc hoặc nước máy tưới cho cây hoa lan Đai Châu, do nước có EC và pH cao, đặc biệt với nước máy có EC (0,45), pH (7,52) quá cao, làm cây sinh trưởng, phát triển kém.