fbpx

Ảnh hưởng phân bón đến hoa lan Ngọc Điểm

Hoa Lan Dai Chau 2

Thí nghiệm ảnh hưởng phân bón hoa lan ngọc điểm và số lần bón phân đến thời gian xuất hiện mầm hoa và chất lượng hoa lan Ngọc Điểm

 
Hoa Lan Ngọc Điểm
Hoa lan ngọc điểm

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: HT-131 (10: 30:10) 9 ngày 1 lần
CT2: HT-131 (10: 30:10) 7 ngày 1 lần
CT3: HT-131 (10: 30:10) 5 ngày 1 lần
CT4: HT-131 (10: 30:10) 3 ngày 1 lần
CT5: HT – Orchid 2 (6:30:30) 9 ngày 1 lần
CT6: HT – Orchid 2 (6:30:30) 7 ngày 1 lần
CT7: HT – Orchid 2 (6:30:30) 5 ngày 1 lần
CT8: HT – Orchid 2 (6:30:30) 3 ngày 1 lần
CT9: HVP (19:31:17) 9 ngày 1 lần
CT10: HVP (19:31:17) 7 ngày 1 lần
CT11: HVP (19:31:17) 5 ngày 1 lần
CT12: HVP (19:31:17) 3 ngày 1 lần
– Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014. Trên cây 2,5 năm tuổi đã trưởng thành. Các công thức được phun phân bón lá nồng độ 0,1%. Phun ướt đều trên lá, thân và rễ cây. Lượng dung dịch phân phun là 1,5lít/3m
2 ô thí nghiệm.
– Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Kết quả nghiên cứu:Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của hoa lan Ngọc Điểm.

     Giai đoạn phát triển hoa của cây trồng nói chung và cây hoa lan Ngọc Điểm nói riêng, cần nhiều lân để hình thành các bộ phận trong cấu trúc hoa (Phạm Thị Liên (2010) [16]). Với mục đích kích thích cây nhanh ra hoa và tăng chất lượng hoa chúng tôi tiền hành thí nghiệm với 3 loại phân bón có tỷ lệ lân cao với số lần tưới khác nhau, kết quả được thể hiện qua bảng 1.
Số liệu bảng 1 cho thấy: ngày xuất hiện mầm hoa ở các công thức có sự sai khác từ 1 đến 4 ngày, ở công thức PB2 (HT-Orchid 2), số lần tưới 7 và 9 ngày 1 lần mầm hoa xuất hiện sớm nhất (ngày 4/11).
     Tỷ lệ ra hoa ở công thức PB2 (HT-Orchid 2) với số lần tưới khác nhau cho tỷ lệ ra hoa cao nhất. Tiếp đến là công thức phân bón HVP 1601WP và thấp nhất là PB1 (HT-131 ). Công thức PB2 (HT-Orchid 2) với số lần tưới phân 7 ngày 1 lần cho tỷ lệ ra hoa cao nhất đạt 65%, trong khi các công thức khác đạt từ 60-64%.

Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng hoa của cây hoa lan Ngọc Điểm (Tháng 11/2013-2/2014, tại Gia Lâm – Hà Nội)

Capture1
Ghi chú: PB1: HT-131 (10:30:10)
PB2: HT-Orchid 2 (6:30:30)
PB3: HVP 1601WP (19:31:17)
 
    Loại phân bón khác nhau cho các chỉ tiêu về chất lượng hoa lan Ngọc Điểm như chiều dài cành, số hoa trên cành và độ bền hoa) là khác nhau. Các giá trị đều đạt cao nhất ở công thức PB2, chiều dài cành đạt 19,2cm, số hoa/cành 30,1 hoa với mức ý nghĩa LSD0,05, độ bền hoa là 25 ngày.
     Kết quả nghiên cứu còn cho thấy số lần bón phân khác nhau cũng ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng hoa lan Ngọc Điểm (chiều dài cành hoa, số hoa trên cành). Với tần suất bón phân 7 ngày 1 lần, 5 ngày 1 lần và 3 ngày 1 lần cho kết quả tương đương nhau và cao hơn so với công thức bón phân 9 ngày 1 lần, sự sai khác có ý nghĩa ở mức LSD0,05.
     Số liệu thu được từ các chỉ tiêu chất lượng hoa cũng chỉ ra rằng, có sự tương tác giữa loại phân bón và số lần bón phân giữa các công thức. Công thức PB2 (HT-Orchid 2) số lần bón phân 7 ngày 1 lần cho chất lượng hoa cao nhất: chiều dài cành hoa đạt 19,6cm, số hoa trên cành 31,2 hoa, tương đương so với phân bón cùng loại với số lần bón 5 ngày 1 lần, khác biệt với các công thức còn lại ở mức ý nghĩa LSD
0,05. Các công thức khác chiều dài cành hoa đạt 17,2-18,5cm, số hoa trên cành 26,0-29,3 hoa.
     Độ bền hoa cũng đạt cao nhất ở công thức PB2 (HT-Orchid 2) số lần tưới 7 ngày 1 lần với 28 ngày, các công thức khác có độ bền hoa từ 23 -25 ngày. Đường kính cành hoa không có sự sai khác giữa các công thức.
 
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav