fbpx

Bồ Đề – Ficus religiosa L.

Tên khác : Đề

Họ : Dâu Tằm – Moraceae

Hình thái cây bồ đề.

Cây gỗ lớn thường xanh, cao 20-30 m, đường kính đạt 80-100cm hay hơn. Tán toả rộng. Thân có khía ở gốc, khi đạt 50-60 tuổi đề xuất hiện bạnh gốc. Vò xám, nhẵn, bong vỏ thành các mảnh tròn, đường kính khoảng lcm Lá đơn, mọc so le, hình trứng- tam giác, chất da, nhẵn, dài 7-12cm rộng 7-10cm, đỉnh có mũi nhọn dài, gốc cụt; mép nguyên hay hơi lượn sóng. Gân gốc 5, cong khi ra gần mép, gân cấp hai 5-8 đôi. Cuống lá dài 5-8cm mảnh
Cụm hoa : dạng sung mọc ở nách lá, thường 1-2 cụm một chỗ, không cuống, hình cầu, đường kính 7-8mm; lá bắc 3 tạo thành một tổng bao ở gốc mỗi cụm hoa. Hoa đực không cuống mọc quanh phía đỉnh cụm hoa. Hoa cái có lá đài hình giải, bầu hình trứng. Quả nhỏ, màu đỏ sâm khi chín, đường kính khoảng 1cm.

Phân bố của cây bồ đề.

3650087524 984E2351F9 O
Cây Bồ Đề

Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ. Được trồng ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam, đặc biệt trồng quanh đền chùa và các công trình kiến trúc gắn với tâm linh.

   Trên thế giới cây phân bố ở: Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Căm Pu Chia và nam Trung Quốc.

Đặc tính sinh học.

    Cây ưa sáng, mọc nhanh, thường phân bố ở nơi quang trống, ven  sông suối, dọc đường đi. Trong rừng Việt Nam hầu như không gặp bồ đề mọc tự nhiên. Cây ưa khí hậu nhiệt đới với lượng mưa và nhiệt độ trung bình cao, phân bố tốt nhất ở độ cao dưới 700m. Cây có bộ rễ khoẻ đâm sâu vào đất nên bồ đề chịu gió bão, rất ít khi đổ, kể cả trong các trận bão lớn. Phát triển tốt, tán và thân đẹp, mọc rất nhạnh nếu được trồng nơi quang trống đầy đủ ánh sáng, trên đất tốt, đủ độ ẩm, tầng đất dày và không bị ngập úng trong mùa mưa.
  Ngoài dạng sống thông thường, còn gặp bồ đề ở dạng “cây thắt nghẹt”. Đầu tiến hạt bồ đề được chim mang đến các kẽ nứt, nơi. phân cành các cây gỗ. Hạt mọc lên thảnh cây con, sống bì sinh trên “cây chủ”. Rễ và thân ngày, càng phát triển và dài ra. Khi chạm đến đất rễ phát triển rất nhanh, bộ rễ ôm chặt, thắt nghẹn và làm chết cây chủ. Sau đó đề phát triển thành một cây độc lập trên đất. Cây tái sinh hạt và trồi đều tốt.

Công dụng.

  Cây đa tác dụng, Gỗ tương đối mềm nên được xếp vào trong nhóm 8 nhóm gỗ thấp nhất trong bảng phân loại gỗ của VN. Gỗ dùng đóng đổ đạc thông thường, mau hỏng.
Bồ đề được trồng làm cây cảnh hay cây bóng mát trong các đền chùa, đường phố, công viên.
Ngoài đền chùa, ở nông thôn đề còn được trồng trong trường học, chợ búa hoặc dọc đường đi, trên đồng ruộng để làm cây bóng mát cho nguời đi làm đồng. Tán lá đề dày rậm nên có thể dùng ngăn tiếng ồn, cản bụi, cải tạo môi trường tốt. Khi trồng làm cây đường phố đề có hạn chế là quả nạc, khi chín rụng xuống hấp dẫn côn trùng. ,
Quả người không ăn được nhưng có thể dùng để nuôi chim hay cá.

Kỹ thuật nhân giống, gieo trồng

Bồ đề dễ trồng , không kén đất. Có thể trồng bằng hạt hoặc cành. Hiện nay cấch nhân giống đề bằng cành thông dụng hơn.
Cành bánh tẻ, khoảng 18-20 tháng tuổi, đường kính l-2cm, được cắt thành từng đoạn dài khoảng 20-30cm để làm giống. Giâm cành trong đất cát, hàng ngày tưới nước để giữ ẩm. Sau 20-21 ngày cành bắt đầu ra rễ, mọc chồi. Tiếp tục chăm sóc khoảng 70-80 ngày tiếp theo thì có thể mang, ra vườn ươm. Giữ ở vườn ươm khoảng 12-15 tháng, khi cây cao trên 2 m có thể bứng đi trồng vĩnh viễn. Vẫn tiếp tục chăm sóc như các cây gỗ trồng khác nhưng do đễ nhân giống bằng cành giâm nèn thường thân đề không thăng, phải đóng cọc giữ cho thân thẳng trong thời gian đầu. Các mầm non mọc ra từ thân và gốc cũng cần phải bứt bỏ sớm

Cẩm nang kỹ thuật cây trồng, cây bóng mát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav