fbpx

Đồ án thiết kế sân vườn biệt thự Xuân Mai

 ĐỒ ÁN THIẾT KẾ SÂN VƯỜN CÔNG VIÊN
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VƯỜN BIỆT THỰ SỐ NHÀ 01 TỔ 4 TÂN XUÂN-XUÂN MAI-CHƯƠNG MỸ- HÀ NỘI

◾GVHD: Ths. LÊ KHÁNH LY
◾SVTH : K58B-LNĐT
MỤC LỤC


Chương I. Đặt vấn đề
Chương II. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương III. Mục tiêu, đối tượng, nội dung – phương pháp nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu
2. Đối tượng, nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
Chương IV. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
1. Vị trí địa lý
2. Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng
3. Khí hậu
Chương V. Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp thiết kế
1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu
2. Phương án thiết kế
Chương VI. Kết luận

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
     ◾Ngày nay, xã hội ngày cành phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao,bên cạnh sự chú ý của con người tới kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì các vẫn đề văn hóa tinh thần ngày càng được chú trọng. Thiết kế sân vườn là một thuật ngữ đã trở nên khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại, xu hướng thiết kế sân vườn trở nên phổ biến, giúp cho con người gần gũi hơn với thiên nhiên,mang lại không khí trong lành , hài hòa với cảnh quan và kiến trúc của ngôi nhà. Không chỉ tô điểm thêm cho ngôi nhà mà còn là nơi để gia đình có một không gian để thư giãn giải tỏa căng thẳng, vui chơi, mang lại lợi ích về sức khỏe.
      ◾Nắm bắt được nhu cầu phát triển của xã hội, xu hướng thiết kế vườn biệt thự ngày càng phát triển độc đáo và mới lạ nhưng vẫn luôn đòi hỏi những yếu tố về tiện nghi, nhân văn, sang trọng nhưng vẫn toát lên được sự hài hòa gần gũi với thiên nhiên. 
      ◾Vì vậy, qua sự học hỏi và tìm hiểu chúng tôi chọn đề tài Thiết kế biệt thự SN 01, tổ 4, Tân Xuân, tt. Xuân Mai, Chương Mỹ- Hà Nội làm đề tài nghiên cứu môn học Đồ án QH thiết kế vườn – Công viên.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

     ◾Thiết kế sân vườn là một nghệ thuật, một quá trình tìm ra những phương án bố trí và trồng vườn nhằm tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan. Thiết kế sân vườn không chỉ là phân bố các tiểu cảnh, bố trí các phương tiện sinh hoạt và trồng cây. Mà trên hết thiết kế sân vườn là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí (có khảo sát cả yếu tố phong thủy) để tạo một không gian thư giãn, thoải mái và cả niềm tự hào (cho chủ nhân, gia đình). Do vậy thiết kế sân vườn là sự tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.

     ◾Phong cách thiết kế sân vườn chịu ảnh hưởng nhiều bởi bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội, cũng như điều kiện tự nhiên. Thời phục hưng, thiết kế sân vườn thường chú trọng đến tính có tổ chức và kiểm soát nên thường sử dụng nguyên tắc thiết kế cân bằng đối xứng. Ngày nay, các thiết kế sân vườn biệt thự hiện đại chú trọng đến sự thoải mái, tiện dụng nên rất phóng túng trong việc vận dụng các nguyên tắc thiết kế.
     ◾Về mặt văn hóa xã hội, các thiết kế sân vườn kiểu Nhật bản chịu ảnh hưởng bởi tính cách, văn hóa của người Nhật. Sân vườn của họ mang phong cách giản dị mà tinh tế, cân đối và bền vững. Thiết kế sân vườn kiểu Pháp chịu ảnh hưởng của thời kì phục hưng, tính cân bằng đổi xứng vẫn còn nặng nhưng được tùy biến theo phong cách riêng của người Pháp, tính lãng mạn và bay bổng được kết hợp khéo léo vào trong thiết kế. 
     ◾Thiết kế sân vườn hiện đại có nguồn gốc từ những năm 1950 -1960, trong thời gian đó, tất cả các thiết kế sân vườn đều tuyến tính và sử dụng các hình khối táo bạo. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay các thiết kế sân vườn theo phong cách hiện đại rất đa dạng cả về chất và lượng. Tính tiện dụng và tương phản trong thiết kế luôn là mục tiêu hàng đầu. 
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 
     ◾Đề tài thiết kế sân vườn biệt thự từ đó đưa ra được phương án cải tạo và thiết kế không gian sân vườn với tiêu chí: 
– Phân tích hiện trạng
– Đưa ra phương án cải tạo
– Thiết kế tiểu cảnh sân vườn biệt thự đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của gia chủ.
– Đề xuất các loài cây phù hợp với môi trường sinh thái và sở thích của gia chủ
– Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và cách chăm sóc cho các loài đã chọn 
3.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 
     ◾Đối tượng nghiên cứu : 
– Thiết kế sân vườn nhà biệt thự
– Khu vực nghiên cứu : số nhà 01, tổ 4 Tân Xuân-Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội. 
3.3. Nội dung nghiên cứu 
     ◾Đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu: 
•Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu 
•Hiện trạng cây xanh 
•Điều kiện kinh tế – xã hội 
    ◾Đề xuất giải pháp thiết kế: 
– Đưa ra đề xuất ý tưởng thiết kế
– Thiết kế chi tiết các tiểu cảnh sân vườn khu biệt thự
– Xây dựng danh mục các loài cây đề xuất trong thiết kế, cách trồng và chăm sóc. 
3.4. Phương pháp nghiên cứu
– Điều tra khảo sát hiện trạng thực địa , thu thập thông tin các yếu tố cảnh quan và môi trường
– Chụp ảnh hiện trạng nghiên cứu
– lập bảng khảo sát cây xanh
– Tổng hợp thông tin, tìm tại liệu liên quan.
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

     ◾ Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng
•Khu nhà biệt thự thuộc thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ – Hà Nội có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. 
•Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251 mét, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuông đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ Sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động.
•Đất thuộc nhóm đất feralit. Đây là loại đất phù hợp trồng cây lâm nghiệp lâu năm, cây ăn quả, đất chua, thoáng khí, thoát nước tốt, nghèo các chất bazo, nhiều oxit, sắt, nhôm…
     ◾Khí hậu
•Khu vực nhà biệt thự được thiết kế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
•Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
•Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%
•Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC)
•Ðặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC ( Nguồn: theo thống kê của trung tâm khí tượng- thủy văn quốc gia từ năm 1990 đến năm 2012)
     ◾Điều kiện kinh tế – xã hội
•Văn hóa : Khu biệt thự thuộc thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ nơi có nhiều đình , chùa, đền ,miếu đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Yên Khê, chùa Nghiêm kính tự, chùa Trấn Bắc Phương (Thuộc thôn Yên Khê, xã Đại Yên),Đình yên duyệt, Đình tốt động đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn, Đình ba thôn Lễ Khê, Chùa Khâu Lăng (xã Hồng phong), Đình Trung Tiến, Đình Nghè, Đình Thướp, Đình Hồng Thái, Đình Kỳ Viên, Chùa Trung Tiến (Thuộc xã Trần Phú)… 
•Kinh tế: Nền kinh tế của huyện đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân; Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen… thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. 
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
5.1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu 
5.1.1Vị trí địa lý 
Thiết Kế Sân Vườn Biệt Thự
•Vị trí: số nhà 01, tổ 4 Tân Xuân-Xuân Mai- Chương Mỹ, Hà Nội. 
•Tổng diện tích đất: 800m2, trong đó diện tích nhà 110m2, còn lại 690m2 là diện tích thiết kế sân vườn. 
5.1.2. Sơ đồ liên hệ vùng 
Sơ Đồ Liên Hệ Vùng
-Phía Bắc giáp Trường đại học lâm nghiệp
-Phía Nam giáp quốc lộ 6
-Phía Đông giáp quốc lộ 21
-Phía Tây giáp trường THPT Xuân mai
-Phía đông nam giáp chợ Xuân mai
5.1.3. Ranh giới khu vực: 
-Phía bắc tiếp giáp trường Tiểu học Xuân Mai khu B 
-Phía tây giáp tiếp giáp đường nội khu 
-Phía nam tiếp giáp đường nội khu 
-Phía đông tiếp giáp khu dân cư 
5.1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu
5.1.4. Hiện trạng nắng
Hiện Trạng Nắng
Hiện trạng nắng khu vực nghiên cứu
•Khu biệt thự được chiếu sáng cả ngày. Buổi sáng cường độ chiếu sáng thấp hơn so buổi chiều 
•Thời gian chiếu sáng lúc sáng từ 7h- 4h30 chiều
5.1.5. Hiện trạng gió 
-Chịu Ảnh hưởng của 2 loại gió Đông bắc vào mùa đông và gió Đông Nam vào mùa hè. 
-Thời gian hoạt đông của gió Đông bắc là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau 
-Thời gian hoạt động của gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm.
5.1.6. Hiện trạng giao thông
Hiện Trạng Giao Thông
-Giao thông tiếp giáp 2 tuyến đường nội khu. Một hướng ra ngã tư Xuân Mai , hướng còn lại ra Đại Học Lâm Nghiệp.
5.1.7. Thoát nước mặt 
-Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, hướng dốc theo kiểu 3 mái dốc 
-Hệ thống giao thông quanh nhà có các rãnh thoat nước, thuận tiện cho việc thoát nước mưa từ khu đất ra bên ngoài 
-Diện tích khu đất không quá lớn, không bị ngập úng khi mưa to. 
5.1.8. Hiện trạng cây xanh
Hiện Trạng Cây Xanh Khu Vực Nghiên Cứu
-Số lượng cây xanh tương đối ít, đều là cây ăn quả. Trong đó cây xoài trong tình trạng sâu bệnh. 
-Tán cây rộng, đều là cây thường xanh.
5.1.9. Công trình kiến trúc
Hiện Trạng Công Trình Kiến Trúc
Hiện trạng công trình kiến trúc
– Công trình nhà ở đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhà 2 tầng hình chữ L. Có diện tích 110(m2). 
– 1 nhà tắm cũ nằm phía sau biệt thự
5.1.10. Hiện trạng khu đất.
Hiện Trạng Khu Đất
Khu đất chủ yếu được dùng để vật liệu xây dựng . Địa hình tương đối bằng phẳng không có đồi gò, ao hồ.
5.1.11. Mặt bằng nhà.
Mặt Bằng Khu Nhà Thiết Kế
5.1.12. Mặt cắt nhà.
Mặt Cắt Khu Nhà Thiết Kế
Phối Cảnh Khu Đất
5.1.13. Phân tích hướng nhìn.
Phân Tích Hướng Nhìn
•Điểm nhìn cấp 1 : có kí hiệu hình vuông đỏ, là điểm có điểm nhìn đẹp, tối ưu ra tất cả các điểm xung quanh
•Điểm nhìn cấp 2: có kí hiệu hình tròn đỏ, là điểm có view nhìn về 3 trong 4 hướng, nhưng cũng là những tầm nhìn có cảnh quan đẹp
•Điểm nhìn cấp 3: kí hiệu là hình tam giác đỏ, có tầm nhìn tương đối đẹp về 2, 3 hướng.
5.1.14. Nhận xét chung.
-Khu đất có diện tích 800m2, trong đó diện tích nhà là 110m2 , còn lại 690m2 là diện tích thiết kế vườn.
-Địa hình khu vực thiết kế tương đối bằng phẳng, thoát nước mặt tốt, có các rãnh thoát nước xung quanh nhà.
-Cơ sở hạ tầng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện
-Hệ thống cây xanh tương đối ít, đều là cây ăn quả, cây to tán cây rộng, có ít cây bụi và không có cây thảm cỏ
-Khu vực nhà biệt thự nằm ngã ba đường, giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận với các khu vực xung quanh.
-Hiện trạng nắng, gió : xung quanh khu đất không có nhà cao tầng hoặc cây to nằm sát nên không bị che nắng hoặc cản gió nhiều.
5.2.1. Cơ sở lý luận trong thiết kế 
– Nguyên tắc lưu thông không gian :
– Nguyên lý đào đắp :
– Xử lý mặt nước trước nhà :
– Lối đi:
– Hàng rào:
– Nguyến tắc đa dạng :
– Nguyên tắc hài hòa, thống nhất:
– Phối trí màu sắc
– Đề xuất giải pháp thiêt kế.
– Nguyên tắc lựa chọn loài cây
-.Nguyên tắc phối trí
– Các hình thức phối trí cây xanh
5.2.2 Đề xuất giải pháp thiêt kế.
Sơ Đồ Bong Bóng
     ◾Gia chủ mong muốn có một khuân viên vườn đẹp,độc đáo, đa dạng về loài, hài hòa về màu sắc, một không gian tự nhiên có tính kết nối giữa các khu chức năng.
Sân vườn biệt thự được thiết kế với xu hướng vườn biệt thự hiện nay, có tính thẩm mỹ cả về mặt bằng lẫn phối cảnh thông qua việc sử dụng các đường nét, sắp xếp bố cục tinh tế. Nên việc lên ý tưởng thiết kế nhằm tạo ra một không gian đẹp và đem lại nhiều lợi ích cho hộ gia đình.
5.2.3. Đánh giá tổng quan về biệt thự 
     ◾Phân khu chức năng: biệt thự được chia ra làm 4 phân khu chức năng riêng như: khu vườn sau nhà, khu vườn trước nhà, khu sân ghạch và công trình, khu giàn hoa và giả sơn. Khu vườn sau trồng rau đáp ứng nhu cầu rau sạch cho hộ gia đình và trồng cây ăn quả. Khu vườn trước nhà gây ấn tượng với sự đa dạng về loài cây như cây hương liệu gia vị, cây hoa, cây bụi, cây bosai. Khu giàn hoa và giả sơn đáp ứng nhu cầu thư giãn giải trí khi có bàn trà nhỏ có thể ngồi chơi cờ, trà đạo và tại đây có view nhìn ra các hướng xung quanh rất đẹp. Khu sân ghạch là vị trí thuận lợi để xe. 
Sơ Đồ Phân Khu Chức Năng
Sơ đồ phân khu chức năng
     ◾Việc chọn khu vực dựa trên khảo sát thực địa, thăm dò ý kiến của chủ nhà dựa trên những kiến thức đã học và thiết kế cảnh quan. Chúng em đã chọn thiết kế đi sâu vào từng chi tiết trong sân vườn biệt thự.
Phân Vùng Cây Xanh Cảnh Quan
5.2.4. Thiết kế cây xanh cho từng phân khu
     ◾Khu vực 1: khu vườn trước nhà.
Khu vực trước nhà: 
Phối Cảnh Khu Vực
Bố trí chủ cây thân gỗ có hoa ( cây tường vi, cây dâm bụt, cây đào,…), các cây thân gỗ có dáng đẹp, hình thái tán đẹp và tán thưa không quá dày thường được sử dụng làm cảnh quan, cây hương liệu (chanh, húng quế, quýt,….),các cây bụi tầm thấp (cây ngâu, vạn tuế, cẩm tú mai, dừa cạn, cúc bướm,…), cây trồng thảm (cỏ nhật ), trên lên tường thấp ngăn cách sân gạch và vườn bố trí trồng lên các cây hoa thảo ( hoa sam, hoa mười giờ,….) và các chậu cây bon sai nhỏ.
Thiết Kế Sân Vườn Biệt Thự
Mặt bằng cây xanh khu vực trước nhà
Thiết Kế Sân Vườn Đẹp
Mặt bằng cây xanh khu vực trước nhà
Mặt Cắt Sân Vườn
Mặt cắt khu vực trước nhà
     ◾Khu vực 2: khu vực giàn hoa.
Vi%2Btri%2Bkhu%2Bvuc
Khu vực nối tiếp giữa vườn trước và vườn sau nhà. Hiện trạng khu vực có 1 cây nhãn, 2 cây hồng xiêm.
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
Khu vực này thiết kế một giàn hoa và đồi giả sơn được lấy đất từ khu vực ao sau nhà đắp lên.
Khu vực đồi giả sơn độ cao dưới 50 cm được trồng các loài cây bụi, cây thảm. Khu vực giàn hoa trồng các loài hoa lan
Thiết Kế Sân Vườn
Mặt Bằng Cây Xanh Khu Vực Thiết Kế
Cao Độ Khu Vực Thiết Kế Sân Vườn
Cao độ khu gò
     ◾Khu vực 3: khu vườn sau nhà.
Hiện trạng khu đất sau nhà gồm 1 phòng tắm cũ, 1 cây xoài và 1 bụi chuối. 
Thiết Kế Cây Xanh Cảnh Quan
Mặt bằng thiết kế cây xanh
Đề xuất khu phòng tắm sẽ được phá dỡ làm khu trồng rau. Chặt bỏ cây xoài và bụi chuối. Thay vào đó là vườn cây ăn quả và ao nhỏ phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của gia đình.
Cây bụi đề xuất khu vực ven hồ gồm các loại rau nhiều năm như rau ngót, húng quế, xả, gừng, nghệ. Kết hợp đan xen với các loài hoa trồng thành bụi như chuối hoa, dâm bụt…
Diện tích đất đào ao là 117.568 (m3) một phần diện tích đất đào này sẽ được đắp lên gò và san nền mặt bằng nhà với sân gạch. 
Sân Vườn Đẹp
Phối cảnh minh họa
5.3 Kỹ thuật, tiêu chuẩn, phương pháp chăm sóc cây.
– Cây thảm và cây tầng thấp
– Đối với cây tầng cao
    ◾Phương pháp chăm sóc cây.
Mat%2Bbang%2Bcay%2Bxanh
Mặt bằng cây xanh tổng thể
ĐỀ TÀI THỰC HIỆN BỞI NHÓM SINH VIÊN 
 NGUYỄN ĐỨC THÀNH
 NGUYỄN THỊ THÚY
 BẾ DIỆU THU
ĐOÀN THỊ THANH HOÀI
TRẦN MAI TRUNG
(Mọi sự sao chép đều phải ghi rõ nguồn và được sự cho phép của admin)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav