KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN THỦY TIÊN
Lan Thủy Tiên ở miền Bắc thường được gọi là Lan Kiều. Thủy Tiên có nhiều loại và nhiều màu khác nhau: trắng, vàng, tím, hồng,… Khi trổ hoa thủy tiên cho từng chuỗi dài. Mỗi chuỗi khoảng vài chục hoa nhỏ phân bố đều từ đầu đến cuối chuỗi. Cánh hoa mỏng khi có làn gió thổi qua cả chuỗi hoa lung linh làm xao xuyến lòng người. Kiều là loại lan dễ chăm. Hoa không có hương thơm, nở khoảng 7-10 ngày nhưng vẻ đẹp và sự đa dạng là điều không thể phủ nhận. Nếu là người chơi lan nhất định trong vườn bạn không thể thiếu loài lan này.
Vì môi trường sinh sống và điều kiện khí hậu khác nhau, cây sẽ nở hoa vào mùa nhưng cũng có cây nở hoa trước mùa thu 1 đến 2 tuần.
1. Nhận dạng thủy tiên:
Để phân biệt các loài lan Thủy Tiên không quá khó, giả hành tương đối lớn. Thân tròn và vuông, thân màu nâu, cũng có loại màu xanh, mập hơn.
- Trừ thủy tiên vuông, dẹt, mỡ gà, tím, các loại thủy tiên còn lại rất khó nhận dạng khi không có hoa.
- Thủy tiên vuông: thân vuông, góc cạnh thường không dài lắm, khoảng 20-40 cm. Hoa nở vào dịp Tết
- Thủy tiên dẹt: thân dẹt giống hoàng thảo , lá hơi nhẵn, hoa vàng nở dịp Tết.
- Thủy tiên mỡ gà: thân vuông, tuy nhiên cạnh không sắc như thủy tiên vuông, hoa màu vàng mỡ gà, nở rải rác từ cuối xuân đến hết mùa hè.
- Thủy tiên tím: thân tròn, xẻ rãnh dọc thân, lá dày, cứng, hoa nở từ cuối xuân đến hè.
- Thủy tiên vàng: thân dài, lá mỏng hơn, hoa cánh trắng hong vàng, nở từ cuối xuân đên hè.
2 . Kỹ thuật trồng lan thủy tiên
Giá thể trồng: có thể là lũa, than, xơ dừa,dớn cong, dớn bảng, dớn xốp, rừng, mùn cưa, vỏ thông
- Lũa: giò lan trồng lũa nhìn có nét nghệ sỹ, thanh tao. Nhưng trồng Thủy tiên vào lũa cây phát triển kém nhất trong số các giá thể, chăm sóc vất vả và khó vận chuyển đi xa.
+ cách xử lý lũa: rửa sạch dùng bàn chải sắt chải thật sạch, sau đó để khô và làm móc.
- Vỏ thông và than: giá rẻ, dễ trồng, cây phát triển tốt. Bạn đập nhỏ giá thể to bằng ngón tay cái, rửa sạch rồi cho vào chậu.
- Dớn sợi, dớn bảng hoặc dớn cục: bạn rửa sạch rồi luộc sôi cho vào chậu.
- Rêu và dớn xốp: xé nhỏ sau đó ngâm nước, có thể luộc cho hết cỏ dại, nấm bệnh rồi cho vào châụ. Đáy chậu bạn nên bỏ xốp cục bằng ngón tay để tránh úng. Tuyệt đối không nèn chặt. Loại giá thể này vào mùa khô là tuyệt vời nhất nhưng mùa mưa lại gây nhiều nấm bệnh.
- Xơ dừa: bạn ngâm 24 tiếng sau đó rửa lại nhiều lần cho hết chát rồi cho vào chậu. Loại giá thể này dễ úng và giá thể sẽ rơi hết khi đóng hàng đi xa
- Mùn cưa gỗ nhãn, gỗ vải, gỗ dẻ, gỗ vú sữa: bọc mùn cưa gỗ vào vải đem đi luộc rồi cho vào chậu.
- Miếng gỗ vải, nhãn, dẻ, vũ sữa: rửa sạch hoặc luộc, làm móc, có thể khoan thêm chục cái lỗ để ghép dễ. Đây là giá thể khá ổn để trồng.
3. Chọn mua lan thủy tiên
Các bạn nên chọn bụi lan thủy tiên lớn có từ 5-20 giả hành tơ, cây sẽ khỏe và ra hoa đều. Không chọn lá đốm, dập nát. Thân cây thẳng, mắt ở gốc hướng lên trên. Cây có càng nhiều giả hành càng tốt. Chọn nhiều thân bánh tẻ, không già, không non quá( già thì không hoa, non rút nước nhanh, chậm hồi), ít sâu bệnh, đốm, nấm.
4. Thời điểm ghép thủy tiên.
Vì thủy tiên không có mùa nghỉ nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa xuân. Hè là thời điểm ghép tốt nhất cho cây.
5. Xử lý trước khi ghép
- Kiều mua về bạn cần cắt rễ già sạch sẽ gọn gàng. Cắt bỏ lá hỏng, rửa sạch và để ráo. Xịt thuốc nấm Ridomilgold, khuẩn Physan, B1 và Atonik rồi treo ngược chỗ thoáng mát từ 1 đến 5 ngày sau đó mới trồng. Hoặc bạn treo ngược chỗ thoáng mát 3 ngày không tưới, pha Ridomil, Atonic, B1 ngâm cả cây vào tầm 10-15 phút rồi bỏ ra treo ngược chỗ thoáng mát. Hàng ngày phun sương giữ ẩm để cây không bị tóp thân. 5-7 ngày thì tiến hành ghép. Ghép xong tránh mưa, không tưới 3 ngày sau đó bạn phun sương cả gốc và thân, lá hàng ngày cho cây, 1 tuần 1 lần phun B1 hoặc kích rễ.
- Với giá thể: ngâm nước vôi trong 24h, phơi khô sau đó ngâm nước lã 48h trước khi ghép.
- Cách ghép: ghép lũa, cắt mảnh ống dẫn nước, dùng búa đóng đinh trực tiếp ghim. Tránh đóng thẳng vào thân tránh phần gốc có mắt ngủ. Ghép dớn: uốn dây thép không rỉ thành hình chữ U sau đó ghim trực tiếp vào vị trí đã chọn.
6. Cách chăm sóc lan thủy tiên.
- Lan thủy tiên có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên dễ chăm. Bạn cầm lưu ý rễ cây phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường bị chết do thừa nước chư ít khi chết vì thiếu nước. Cây chịu nắng tốt nhất 60-70%, nếu bị phơi nắng trực tiếp cây sẽ bị cháy lá. Đặc biệt là khi mưa nắng thất thường mới ghép nên tránh mưa. Vì cây ra hoa vẫn giữ lá, không rũ hết xuống như thân thòng nên đến mùa ra hoa bạn cần giảm tưới tối đa. Nếu tưới nhiều hoặc bị cớm nắng cây không ra hoa mà chỉ ra mầm.
7. Nguyên tắc trồng lan thủy tiên
- Bạn cần giữ chắc gốc,không được xê dịch hay lay gốc và không nèn chặt gốc.
- Hạn chế đinh, sắt, thép
- Những giả hành có cùng kích thước trồng vào một chậu, tránh ghép cây cao với thấp.
- Bạn tuyệt đối không được lấp gốc, việc này sẽ làm thối mầm non.
8. Sau khi trồng:
Bạn nên để cây ở chỗ thoáng mát khoảng 10 ngày tới 1 tháng để cây hồi sức. 5 đến 7 ngày xịt B1 và Atonik 1 lần vào giá thể. Khi cây đã hồi cho cây tiếp xúc nắng từ 50-70% tùy vào từng giá thể. Đến khi rễ mới dài ra khoảng 3-5 cm thì tưới thêm phân chậm tan hoặc phân chuồng cho cây.
————————————-
Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline, zalo: 0963 090 463
Theo dõi chúng tôi trên facebook:https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/
Thanhorchid cảm ơn các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … đã quan tâm, ủng hộ!