fbpx

lan đai châu giống

I, Giới thiệu về lan Đai châu – Ngọc điểm

Tên cây: Lan Đai Châu giống hay còn gọi là Ngọc điểm giống.

Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley.

Ở nhiều vùng miền, hoa lan Đai Châu còn có nhiều tên gọi khác: miền Trung gọi là Nghinh Xuân (vì nở vào mùa xuân); miền Nam gọi là Ngọc Điểm; còn miền Bắc gọi là lan Đai châu (Chuỗi những hạt châu).

Lan Đai châu có hoa nở vào dịp tết nguyên đán. Cây thuộc dòng lan đơn thân, rễ gió. Dựa vào đặc điểm này để ta chọn giá thể cho cây là những giá thể có độ thông thoáng cao. Lan Đai châu giống cây một năm tuổi có số lá từ 4-5-6 lá. Chiều dài lá từ 4cm cây đã có rễ ổn định.

Lan ngọc điểm giống / lan đai châu giống

II, Kỹ thuật chăm sóc lan Đai châu giống mới về:

Khi mới mua cây lan Đai châu giống về cần để cây ở trong vườn có mái lưới che nắng hoặc dưới tán cây. Tùy vào mục đích mà có thể trồng cây lên gỗ lũa, hoặc chậu theo sở thích.

Trồng lan Đai châu giống:

Ta chuẩn bị giá thể là than hoặc vỏ thông, đất sét nung làm giá thể. Chậu trồng lan Đai châu giống nên là chậu đất. Chuẩn bị xong giá thể thì ta tiến hành cắt, hoặc lột lớp vỏ chậu cũ đi. Rải một lớp giá thể lên chậu mới rồi đặt cây cùng với giá thể ở chậu lan cũ vào chậu lan mới. Rồi cho tiếp giá thể vào các phía của thành chậu. Lưu ý khi trồng lan Đai châu giống là giá thể của cây phải thoáng. Vì lan Đai châu là cây rễ khí không chịu được giá thể quá chặt bí.

Lan Đai châu giống trồng ở chậu có chế độ tưới khác với cây trồng ở gỗ khô hoặc gỗ lũa. Cần căn cứ vào độ ẩm của giá thể trong chậu để tưới lượng nước cho cây. Khi trồng một thời gian từ 1 năm cần xả nước tràn trên chậu. Mục đích để khử muối và phân bón tồn dư trên bề mặt giá thể trong chậu.

Lan Ngoc Diem Giong
       Khách Hàng Có Nhu Cầu Mua Lan Đai Châu Giống Xin Liên Hệ Thành 0963090463

Trồng lan Đai châu giống trên gỗ khô hoặc gỗ lũa:

Nếu có thể ta nên chọn gỗ lũa để trồng cây. Vì gỗ lũa có thời gian sử dụng được lâu hơn. Lan Đai châu lại là loài không thích sự thay đổi giá thể trồng. Việc trồng cây vào gỗ lũa thay vì gỗ khô rất có ý nghĩa. Trồng lan vào gỗ lũa hoặc gỗ khô chỉ nên áp dụng trong trường hợp người chơi có thời gian chăm sóc cây. Hoặc vườn trồng có tiểu khí hậu tốt. Vì bản thân giá thể gỗ khô, gỗ lũa không giữ được nước lâu. Nên cần tưới nước thường ngày cho cây. Ghim, cố định cây bằng dây rút/ khoan hoặc đóng đinh tre vào gỗ lũa rồi cố định cây lan vào.

 

Kỹ thuật dùng phân bón, chế độ sáng, độ ẩm chung đối với lan Đai châu giống.

Phân bón dành cho lan Đai châu giống: Có thể sử dụng phân tan chậm, phân bón lá… đối với Đai châu cây giống 1 năm tuổi. Việc sử dụng phân bón đối với cây Đai châu trồng chậu sẽ tạo môi trường cho lan phát triển nhanh hơn. Đồng thời nếu xử lý không tốt thì đây cũng là môi trường của nấm bệnh phát triển.

Đối với lan Đai châu giống trồng gỗ khô, gỗ lũa thì cần xử dụng các túi lưới để gắn vào. Phân tan chậm có thời gian sử dụng từ 3 đến 6 tháng. Tùy vào từng loại phân nên ta cần dựa vào đó để có thời gian thay phân thích hợp. Vì giai đoạn này là cây con nên sử dụng các loại phân bón có hàm lượng đạm cao. Mục đích  để phát triển thân, lá cho cây. Xen kẽ từ 2-3 đợt bón phân có hàm lượng đạm cao thì ta bón phân có hàm lượng đam, lân, kali cần bằng để giúp cây chắc khỏe.

Lan ngọc điểm giống / lan đai châu giống

Việc sử dụng phân bón lá cho lan Đai châu giống cần chú ý về nồng độ. Chỉ sử dụng phân ở nồng độ từ 0.7 -0.8 nồng độ so với khuyến cáo.

Chế độ ánh sáng đối với cây lan Đai châu giống từ 60-70% nắng. Cây thiếu nắng lá sẽ có màu xanh đậm. Ngược lại cây dư nắng lá sẽ chuyển vàng, biểu hiện sự cằn cỗi.

Lan Đai châu giống là cây ưu ẩm. Tuy nhiên không chịu được ướt với thời gian dài. Vì vậy cần lưu ý khi tưới nước cho cây cần chú ý đến khoảng khô của cây. ( cây cần có một khoảng thời gian khô giữa hai lần tưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav