Một số đặc tính của địa lan
- Kỹ thuật trồng địa lan: Địa lan ưa khí hậu mát lạnh, nhiệt độ thấp. Vào những thời điểm nhiệt độ lên cao cần di chuyển cây vào vị trí mát mẻ hơn để tránh sốc cho cây. Cây ưa sự thông thoáng, cả về giá thể và không gian trồng cây. Trồng cây bằng giá thể quá bí chặt dẫn đến rễ thiết oxi sẽ không phát triển được. Dễ phát sinh mầm bệnh cho cây.
- Cấu tạo của rễ địa lan thuộc rễ thịt, có màu trắng ngả vàng nhạt. Rễ địa lan có trực khuẩn sống cộng sinh hay gọi là nấm rễ. Lưu ý khi sang chậu hoặc tách chiết không nên rửa sạch bộ rễ quá gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của cây và sức sinh trưởng của cây con sau này.
- Thân địa lan là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng. Có mầm mới được mọc từ căn hành của cây mẹ. Thân và lá tạo nên vẻ đẹp của cây địa lan trong suất mùa cây không có hoa. Bởi lý do này nên việc giữ cho thân lá xanh tốt là điều rất quan trọng khi trồng địa lan. Mỗi loại địa lan có hình thái thân và lá có chút khác nhau và mang lại nét đẹp riêng.
Cấu tạo hoa địa lan. (Kỹ thuật trồng địa lan)
- Hoa địa lan được chia làm 3 phần chính gồm đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. Tùy vào giống mà hình thái hoa có phần khác nhau, có loại có hương thơm và không có hương thơm. Mức độ thơm cũng tùy vào từng giống khác nhau mà có các cấp độ khác nhau.
- Ngồng hoa được mọc ra từ các mắt ngủ tại căn hành (phần tiếp giáp giữa rễ và thân giả). Số lượng hoa trên ngồng hoa có sự khác nhau giữa các giống có thể đạt 30-40 hoa hoặc hơn.
tag: Kỹ thuật trồng địa lan
————————————-
Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline: 0963 090 463; Số zalo: 0944 252 463
Theo dõi chúng tôi trên facebook: https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/
Trang facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhtpvp/
Vườn lan Thành Nguyễn cảm ơn các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … đã quan tâm, ủng hộ!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.