fbpx

lan phi điệp – Dendrobium anosmum lindl ( NCKH-P1)

Hoa Lan Dep



PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ LOÀI PHI ĐIỆP.  

PHẦN II: MỤC TIÊU-NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP.

Mục tiêu nghiên cứu.
Tổng hợp được kinh nghiệm nhân giống và chăm sóc một số loài lan.
Tìm ra được phương pháp nhân giống tối ưu cho loài lan phi điệp (Dendrobium anosmum)
Xác định được chế độ tưới nước phù hợp cho loài phi điệp.
Xác định được chế độ phân bón phù hợp cho loài phi điệp.
Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng : lan phi điệp (Dendrobium anosmum).
Phạm vi: Trồng và chăm sóc tại Vĩnh Phúc.
Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Tổng hợp kinh nghiệm nhân giống và chăm sóc một số loài lan.
Nhân giống lan phi điệp bằng các phương pháp khác nhau.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sinh trưởng của cây.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón tới tình hình sinh trưởng của cây.
Vật liệu thí nghiệm.
Các vật liệu nghiên cứu cần thiết gồm:
Giàn lưới, giàn khung, chậu đất,móc sắt, quang treo, sơ dừa, than…
Vitamin B1,atonik,ridomill, phân trâu, phân dê, phân đầu trâu 501, phân đầu trâu 701…
Phương pháp nghiên cứu.
      Phương pháp kế thừa có chọn lọc.
Phương pháp này tiến hành bằng quá trình sưu tập, kế thừa các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Từ đó tiến hành phân tích những số liệu cần thiết để sử dụng cho báo cáo.
     Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến và định hướng của các thầy cô có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoa lan và tham khảo ý kiến một số nhà vườn để lựa chọn phương pháp gây trồng và chăm sóc thích hợp.
     Phương pháp ngoại nghiệp:
Điều tra khảo sát thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa điểm nghiên cứu.
Công tác chuẩn bị: cây giống, giá thể trồng, giàn che, chậu trồng, bình nước tưới … được chuẩn bị trước và đã qua xử lý.
Thuốc bảo vệ thực vật: b1,atonik, NPK đầu trâu, ridomill….

Ảnh hưởng của số lượng mắt ngủ lên kết quả giâm hom lan phi điệp.

Công tác chuẩn bị gồm:
Nhà lưới, chậu đất nung, giá thể than, sơ dừa, thuốc nấm, atonik, B1, lan giống…….
Nhà lưới được che lưới đen phía trên bằng lưới 70% nắng và lưới ngang 4 phía quanh vườn.
Chậu đất nung không tráng men.
Sơ dừa được đập nát phơi khô ngâm thuốc trừ nấm để trừ nấm bệnh.
Than được ngâm trong nước 1 tuần đảm bảo no nước không hút nước ngược lại từ hom.
Than chiếm 80% sơ dừa chiếm 20% phủ lớp trên bề mặt của chậu.
Tiêu chuẩn hom giống dùng để nhân giống.
Cây lan dùng để nhân giống đang ở thời kỳ nghỉ trước mùa hoa. Nguồn giống được cắt từ những giò lan khỏe các mắt ngủ trên giả hành còn nguyên vẹn . Giả hành căng không nhăn nheo mắt ngủ chưa ra hoa.
Thời gian nhân giống lan phi điệp
Thí nghiệm được thực hiện từ đầu tháng 3 là thời điểm cây lan đã thắt ngọn rụng lá thân căng nhưng chưa ra hoa. 

 

Lan Phi Điệp
Giàn lan vị trí nhân giống.

Các bước thực hiện nhân giống lan Phi điệp:

         B1: Dùng dao tem mới hoặc kéo sắc để cắt thân cây, cắt giữa đốt để đảm bảo không làm hỏng mắt ngủ. 
         Vị trí cắt cách căn hành 20cm ( vì những mắt ngủ gần căn hành sẽ khó nên keiki)
Nhân Giống Hoa Lan Phi Điệp
Lan giống sau khi cắt khỏi thân mẹ.
           B2: Cắt thân theo hai công thức .
CTTN1: Mỗi hom gồm 3-4 mắt ngủ.
CTTN2: Mỗi hom gồm 1 mắt ngủ.
B3: Giả hành sau khi cắt được ngâm dung dịch gồm b1(3cc)+ atonik(3cc)+ 4 lít nước ngâm trong vòng 15p .
   B4: Vớt các hom ra giá, để hom ráo nước rồi chấm đầu bằng hỗn hợp xi măng trộn nước nhằm hạn chế sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn vào hom làm thối hom.
Lan Phi Điệp
Cắt hom theo hai CTTN
              B5:Sau khi chấm đầu hom xong để hom vào nơi khô ráo một ngày sau thì mang hom ra trồng.
Hoa Lan Phi Điệp
Hiện trạng chi tiết mắt ngủ mỗi công thức
Chú ý cách đặt hom lan phi điệp.
Đặt hom sao cho mắt ngủ không bị chũi xuống dưới.

Chăm sóc sau khi trồng:

Chế độ chăm sóc sau khi trồng
Trong 45 ngày đầu: (25/2/2016-10/4/2016)
Ngày tưới nước 1 lần vào khoảng thời gian 9-10h sáng. Tưới hỗn hợp gồm B1(1cc)+atonik(1cc)+2 lít nước, 6 ngày tưới 1 lần.
Trong khoảng thời gian từ 45 – 90 ngày: (10/4/2016-25/5/2016)
Thời điểm này cây bắt đầu nhú keiki và rễ kết hợp với thời tiết có nắng nhiều hơn nên cần tăng lượng nước tưới cho cây.
Ngày tưới nước 2 lần vào khoảng thời gian 8-9h sáng và 4-5h chiều. Tưới hỗn hợp gồm B1(1.5cc)+atonik(1.5cc)+2 lít nước: 6 ngày tưới 1 lần.
Cứ 3 tuần tưới 1 lần ridomill phòng trừ nấm cho hom với liều lượng 1g/1 lít nước.
Che mưa hoàn toàn trong thời gian cây từ 0-90 ngày .
 
CTTN
 
Tổng số mắt ngủ TN
30 ngày
(25/2-25/3)
45 ngày
(10/4)
60 ngày
(25/4)
90 ngày
(25/5)
Số mắt ngủ sống
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ lên keiki
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ lên keiki
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ lên keiki
Tỷ lệ (%)
CTTN1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CTTN2
 
 
 
 
 
 
 
 Bảng 1:  Đánh giá tỷ lệ mắt ngủ lên keiki:
 
Ngày theo dõi
CTTN1
CTTN2
Số lượng keiki lên
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
 
 
Ghi chú
Số lượng keiki lên
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
 
Ghi chú
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
         Bảng 2: Đánh giá tình hình phát triển của keiki.

Ảnh hưởng của chế độ nước tới tình hình sinh trưởng phát triển cây.

Nguyên liệu cây được lấy từ cây đợt thí nghiệm trước, thí nghiệm được chia làm 2 công thức mỗi công thức 30 cây chế độ nước thay đổi theo các mùa.
Thời gian từ 1/6/2016-1/12/2016.
CTTN1 chế độ tưới nước 1 ngày/1 lần.
CTTN2 chế độ tưới nước 2 ngày/1 lần.
Từ 2/12-1/3/2017
CTTN1 chế độ tưới nước 3 ngày/1 lần.
CTTN2 chế độ tưới nước 6 ngày/1 lần.
Từ 2/3/2017-1/5/2017
CTTN1 chế độ tưới nước 1 ngày/1 lần.
CTTN2 chế độ tưới nước 2 ngày/1 lần.
Mỗi lần tưới 1 lít nước.
Chế độ tưới được duy trì như trên trừ những ngày trời mưa thời gian tưới được lùi lại.
Ghi chú:
Có sự phân chia chế độ tưới theo thời gian như trên bởi vì :
  Do đặc điểm sinh lý cây lan phi điệp có một thời gian nghỉ nhất định trong năm.
  Do đặc điểm khí hậu nơi cây sinh sống và nơi trồng thí nghiệm.
+ cụ thể cây giống bố mẹ được trồng thuần tại khu vực vĩnh phúc có thời gian phát triển từ tháng 3-cuối tháng 11 và có mùa nghỉ từ tháng 12- cuối tháng 2 nên có sự phân bổ thời gian tưới nước như trên.
 
 
CTTN
1/6/2016-1/12/2016.
2/12/2016-1/3/2017
 
2/3/2017-1/5/2017
 
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
 
Tình trạng sâu bệnh
 
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
CTTN1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CTTN2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Bảng 3: Ảnh hưởng của chế độ nước tới tình hình sinh trưởng phát triển cây.

 

Ảnh hưởng của chế độ phân bón tới tình hình sinh trưởng phát triển cây.

Để đánh giá ảnh hưởng của chế độ phân bón tới sự sinh trưởng của lan phi điệp thí nghiệm được chia làm 2 công thức thí nghiệm mỗi công thức 30 cây.
CTTN1: Dùng phân hữu cơ gồm: 50% phân dê + 50% phân bò.
CTTN2: Dùng phân bón lá đầu trâu 501 liều lượng 1g/1 lít nước. 7 ngày tưới 1 lần.
Trong thời gian từ 2/12/2016-1/3/2017 không bón phân cho cây. 

Kỹ thuật xử lý phân hữu cơ bón cho lan phi điệp.

Phân phải là phân đã hoai mục không lấy phân tươi gây sót lan. Gồm có 50% phân dê + 50% phân bò được trộn đều. Ngâm phân vào dung dịch gồm 30g ridomill+20 lít nước trong  1 ngày. Sau đó đổ phân ra phơi nắng cho phân khô. Đối với phân bò có những bánh phải tách bánh phân tơi ra. Tiếp đó rắc vôi bột với tỉ lệ 5% . Rắc đều vào phân rồi đúc phân vào túi phân tan chậm để xử dụng.

Nguyên tắc bón phân cho lan phi điệp.

Vì lan phi điệp là cây có mùa nghỉ nên bón phân cho cây cần bón vào thời kỳ cây sinh trưởng. Thời kỳ này cần bổ sung phân có hàm lượng đạm cao để cây phát huy tối đa khả năng phát triển thân lá. Chú ý vào thời gian mưa nhiều cần giảm tỷ lệ đạm để tránh cây bị thối thân.
Tránh đặt phân sát gốc cây gây cháy cây, sót cây. Phân được gắn vị trí cách gốc 5-10cm ngang hàng với gốc lan hoặc phía trên gốc lan phi điệp với mục đích khi tưới nước dinh dưỡng từ phân sẽ được rễ lan hấp thụ một cách hiệu quả nhất.
Vào mùa nghỉ của lan việc bón phân cho lan là không cần thiết vì thời gian này cây lan không phát triển nên việc hấp thu chất dinh dưỡng không hiệu quả. Mặt khác việc đặt phân vào thời kỳ này còn dễ gây nên các loại nấm bệnh cho lan.
 
 
CTTN
1/6/2016-1/12/2016.
2/12/2016-1/3/2017
 
2/3/2017-1/5/2017
 
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
 
Tình trạng sâu bệnh
 
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
CTTN1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CTTN2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Bảng 4: Ảnh hưởng của chế độ phân bón tới tình hình sinh trưởng phát triển cây.
 
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

 TRÍCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP-NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống và chăm sóc lan phi điệp tím (Dendrobium anosmum lindl.) tại khu vực Vĩnh Phúc”. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav