fbpx

lan phi điệp – Dendrobium anosmum lindl ( NCKH-P2)

Hoa Lan Dep

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG PHI ĐIỆP

1. Ảnh hưởng của số lượng mắt ngủ lên kết quả giâm hom.
Qua quá trình theo dõi và làm thí nghiệm, số liệu được thu thập vào bảng như sau:
CTTN
Tổng số mắt ngủ TN
30 ngày
45 ngày
60 ngày
90 ngày
Số mắt ngủ sống
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ thối
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ lên keiki
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ thối
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ lên keiki
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ thối
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ lên keiki
Tỷ lệ (%)
Số mắt ngủ thối
Tỷ lệ (%)
CTTN1
80
80
100
0
0
44
55
0
0
58
73
0
0
61
76
0
0
CTTN2
80
75
94
3
3.8
56
70
5
6.3
67
84
6
7.5
70
88
6
7.5
Bảng 1: Đánh giá tỷ lệ mắt ngủ lan phi điệp lên keiki
Từ số liệu bảng 1 ta có nhận xét như sau:
CTTN1 có số mắt ngủ nảy mầm là 61 chiếm 76(%) số mắt còn lại trong tình trạng ngủ không phát triển là 19 chiếm 24(%) không xảy ra tình trạng thối mắt ngủ.
CTTN2 có số mắt ngủ nảy mầm là 70 chiếm 88(%). Số mắt trong tình trạng ngủ không phát triển là 4 chiếm 5(%) số mắt ngủ thối là 6 chiếm 7.5(%)
Nguyên nhân CTTN2 có số mắt ngủ thối được cho là do CTTN2 hom được cắt ngắn, mỗi hom chứa một mắt ngủ với chiều dài khoảng 2cm nên khả năng bị nấm, vi khuẩn tấn công làm thối hom cao hơn so với CTTN1.

Kết luận chung về thí nghiệm đối với nhân giống lan phi điệp.

CTTN1 có tỉ lệ số keiki lên thấp hơn so với CTTN2

CTTN2 có tỉ lệ mắt ngủ thối cao hơn so với CTTN1

ð Như vậy cắt theo CT mỗi hom một mắt ngủ sẽ cho tỉ lệ lên keiki nhiều hơn so với CT cắt mỗi hom từ 3-4 mắt ngủ.

Lan Phi Điệp
Hình 1: Mắt ngủ sưng sau 4 tuần
Lan Phi Điệp
Hình 2: keiki nhú rễ non

Trang sản phẩm lan phi điệp. 

Giả hạc ono

2. Đánh giá tình hình phát triển của keiki của lan phi điệp.

Qua quá trình theo dõi và làm thí nghiệm về đánh giá tình hình phát triển của keiki số liệu được thu thập vào bảng như sau:
Ngày theo dõi
CTTN1
CTTN2
Số lượng keiki lên
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Ghi chú
Số lượng keiki lên
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Ghi chú
30 ngày
0
0
0
Mắt ngủ bắt đầu sưng
0
0
0
Mắt ngủ bắt đầu sưng
45 ngày
44
0.4
0
keiki khỏe, không có tình trạng sâu bệnh. Số keiki ra rễ chiếm 10%
56
0.2
0
keiki ngắn, không có tình trạng sâu bệnh. Số keiki ra rễ chiếm 20%
60 ngày
58
1
2
Cây phát triển bình thường. Số keiki ra rễ chiếm 20%
67
0.8
2.5
Cây lên tương đối đều Số keiki ra rễ chiếm 30%
75 ngày
59
1.7
3.5
keiki khỏe, số keiki ra rễ chiếm 30(%)
68
1.5
3
Số keiki ra rễ chiếm 40%
90 ngày
61
2,5
4
Cây ra rễ 100(%) tình trạng cây khỏe
70
2.1
4.5
Tỉ lệ cây ra rễ đạt 100(%)
 Bảng 2: Đánh giá tình hình phát triển của keiki lan phi điệp
Từ số liệu bảng 2 ta có nhận xét như sau:
+ Về chiều cao của cây : CTTN1 có độ phát triển nhỉnh hơn so với CTTN2.  Thân cây ở CTTN1 cao và mập, khỏe hơn so với cây ở CTTN2.
+ Về số lá: CTTN2 có số lá nhiều hơn do đốt của CTTN2 ngắn hơn , thân lùn hơn so với CTTN1.
+ Về tình trạng sâu bệnh: keiki của cả hai công thức đều không xảy ra tình trạng sâu bệnh.
+ Về rễ : cả hai công thức có rễ phát triển bình thường rễ của CTTN2 ra sớm hơn so với CTTN1 một chút.

ð Kết luận: CT mỗi hom từ 3-4 mắt ngủ cho kết quả keiki phát triển tốt hơn so với CT mỗi hom một mắt ngủ

Từ số liệu bảng 1 và 2 ta rút ra kết luận chung về hai phương pháp nhân giống lan phi điệp.

Phương pháp cắt mỗi hom gồm một mắt ngủ:
Ưu điểm:        Tỉ lệ mắt ngủ lên keiki cao
Tiết kiệm nguồn giống
Nhược điểm: Dễ bị nhiễm nấm bệnh nếu không xử lý và quản lý tốt.
                      Cây còi hơn so với phương pháp cắt mỗi hom gồm 3-4 mắt ngủ.  
Phương pháp mỗi hom gồm 3-4 mắt ngủ:
Ưu điểm:        Hom khó bị nhiễm nấm, bệnh.
                       keiki phát triển khỏe hơn so với phươn pháp trên.
Nhược điểm: Tỷ lệ mắt ngủ lên không cao bằng phương pháp mỗi hom một mắt ngủ.

Ứng dụng từ kết quả nhân giống lan phi điệp.

–   Với những người chơi lan tài tử thì phương pháp cắt mỗi hom gồm 3-4 mắt ngủ được khuyên dùng vì hạn chế được tình trạng hỏng hom khi không được chăm phòng bệnh cẩn thận.
–   Đối với nhà vườn nhân với số lượng lớn và mục đích kinh tế thì phương pháp cắt mỗi hom một mắt ngủ được ưu tiên do quản lý được nấm, khuẩn và phân thuốc một cách đồng loạt.
Lan Phi Điệp
Hình 3: Cây CTTN1 sau 90 ngày

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan phi điệp từ rừng về:

– Kỹ thuật trồng cây phi điệp từ rừng về:

+ Thời điểm ghép cây lan phi điệp

 Là một vấn đề đặc biệt quan trọng ghép sai thời điểm sẽ làm hỏng thế hệ lan sau. Đặc điểm của loài lan phi điệp là mầm mới ra vào mùa xuân rồi phát triển cho tới mùa thu thì thắt ngọn ( lúc này cây sẽ không phát triển về chiều cao nữa) cây sẽ dự trữ dinh dưỡng và nước làm căng thân. Lá sẽ rụng dần để trơ thân cây ra. Cây bước vào mùa ngủ hầu như sẽ không có sự biến động gì trong quãng thời gian này . Cho đến khi mùa xuân cây lại nảy chồi mới kết hợp với sự ra hoa tiếp tục một chu trình sống quay vòng như vậy.
Vì vậy thời điểm ghép cây lan phi điệp vào thời gian từ khi cây thắt ngọn phình thân đến giai đoạn cây con ở căn hành nhú mầm nhưng chưa nhú rễ. Ngoài khoảng thời gian này ra không nên ghép phi điệp vì sẽ làm trột cây con.
Lan Phi Điệp
Hình 4: So sánh về giá thể trồng phi điệp

+ Kỹ thuật xử lý và ghép cây:

B1: Cây mới ở rừng về cần cắt tỉa rễ già. Cắt ngắn để lại 0.5-1cm rễ vì đây là thời gian nghỉ của cây và lan phi điệp thuộc loại có giả hành dự trữ nước nên việc cắt ngắn rễ không ảnh hưởng nhiều đến cây đồng thời có tác dụng kích thích cây ra rễ mới.
B2: Ngâm phần gốc cây vào dung dịch chứa b1+ atonik + ridomill hoặc các loại chế phẩm kích mầm, kích rễ trên thị trường.
B3: Sau khi ngâm thuốc treo ngược cây lan phi điệp vào nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Một ngày sau thì đem cây ra ghép vào các giá thể . Cố định chắc cây vào giá thể tránh gió làm gốc cây lung lay, tránh buộc dây vào các mắt ngủ  dưới căn hành của cây.

Trang sản phẩm lan phi điệp.

+ Chăm sóc cây lan phi điệp sau khi ghép:

Sau khi ghép cây tưới nước giữ ẩm cho cây tưới cả phần gốc và phần thân cây. Tránh để cây lan phi điệp bị gió lùa mạnh và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Vào khoảng tháng 3-4 là mùa cây sẽ nảy mầm mới. Khi mầm mới ra rễ non là lúc cần tăng tưới nước và bắt đầu bón phân cho cây. Thời điểm này dùng các loại phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển chiều cao. Đối với phân tan chậm đọc hướng dẫn sử dụng của phân để thay phân mới có các loại hạn sử dụng từ 3-6 tháng. Còn với phân bón lá từ 5-7 ngày phun phân một lần. Liều lượng luôn phải thấp hơn so với liều lượng ghi trên bao bì. Phun phòng trừ thuốc nấm từ 2-3 tuần một lần . Vào mùa mưa các cơn mưa kéo dài nhiều ngày là thời gian lan dễ bị nhiễm nấm bệnh. Cần có các biện pháp để phòng trừ như tưới lại bằng nước sạch cho cây ngay sau các cơn mưa. Pha nước vôi loãng rồi tưới cho lan vào mùa mưa và phun thuốc nấm 2 tuần 1 lần để phòng trừ. Vào tháng 11-12 khi cây lan lan phi điệp đứng ngọn cần phun các loại phân có hàm lượng đạm lân kali đều nhau để giúp cây dự trữ tốt dinh dưỡng chuẩn bị cho mùa hoa. Thời điểm này vẫn phải tưới nước đều cho tới khi thân cây phình to thì có thể giảm tưới.

  Tổng quan về kỹ thuật chăm sóc lan phi điệp:

+ Về phân bón dành cho lan phi điệp.

  Phân hữu cơ ,phân tan chậm.
Lan phi điệp là loài lan có mùa nghỉ nên việc bón phân trong giai đoạn cây phát triển là rất cần thiết để bổ sung dưỡng chất cho cây. Thời gian cây cần bổ sung nhiều dưỡng chất từ tháng 3 đến tháng 11. Mùa nghỉ lan không có nhu cầu dinh dưỡng cao. Có nhiều dạng phân tan chậm đang được bán trên thị trường như:
  Phân chì của Nhật Bản, phân chì Đài Loan. Hai loại phân trên có thông số hàm lượng  NPK dành cho các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lan. Các loại phân trên đã được xử lý nấm bệnh nên ta chỉ việc bón trực tiếp cho cây với liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt lưu ý khi bón hai loại trên cho lan phi điệp đó là hàm lượng, cây rất dễ bị cháy lá, cháy thân nếu bón phân với liều lượng quá nhiều hoặc quá sát gốc. Ngoài nhược điểm trên thì phân có tác dụng rất tốt.
  Phân các Úc: có 2 loại đang được dùng phổ biến đó là phân cá Úc nhập khẩu và hàng sản xuất tại Việt Nam . Ưu điểm của loại phân này là cây không bị sót kể cả khi ta bón cho cây lan phi điệp con. 

  Và một số loại phân hữu cơ ta có thể tự xử lý để bón cho lan như phân dê, phân bò.

Trong nghiên cứu này tôi có sử dụng hỗn hợp gồm phân dê và phân bò theo tỷ lệ 50-50. Trước khi bón phân cho lan cần ngâm phân dê và phân bò trong dung dịch có pha ridomill để diệt nấm và mầm bệnh, ngâm phân trong vòng 1 ngày đổ phân ra bãi phơi khô phân sau đó rắc vôi lên phân rồi đúc phân vào túi lưới để gắn lên chậu lan. Ưu điểm của phân trâu, bò là dễ kiếm giá thành rẻ lan không hay bị sót phân.
Thời gian bón phân tan chậm cho lan phi điệp:  Đặc điểm của phân tan chậm có thời gian sử dụng từ 4-6 tháng tùy loại phân nên mỗi năm cần thay phân hoặc bổ sung phân mới . Thời gian bón phân từ lúc cây non nhú rễ từ 5cm  thì tiến hành bón phân cho Phi điệp. Mùa nghỉ nhu cầu phân bón của cây rất ít nên việc bón phân là không cần thiết.

  Phân bón lá dành cho lan phi điệp.

  Các loại phân bón lá như phân đầu trâu, grow more… Các loại phân trên đều có các thông số  hàm lượng NPK trên mỗi sản phẩm giúp bón đúng loại phân trong các giai đoạn phát triển của cây  . Như thời kỳ cây phát triển thì bón các loại đầu trâu 501 có hàm lượng NPK 30-15-10 hoặc grow more có hàm lượng NPK 30-10-10 . Trong thời kỳ cây bắt đầu vào mùa nghỉ chuẩn bị kích hoa thì bón đầu trâu 701 có hàm lượng NPK 10-30-20 hoặc grow more 6-30-30 để kích thích cây phân hóa nụ hoa.  Thời kỳ dưỡng hoa thì bón đầu trâu 901 có hàm lượng NPK 10-20-25.  Phi điệp có một đặc điểm cây vừa phát nụ, nở hoa vừa phát triển cây con trên căn hành cây mẹ trong cùng một thời điểm. Nên trong thời gian này người trồng có thể bón phân grow more có hàm lượng NPK 20-10-20 để vừa dưỡng hoa vừa giúp chồi non ở gốc phát triển. (Chú ý khi bón loại phân này chỉ dùng khi cây đã phân hóa và nhú nụ hoa)
  B1, atonik: phân hay được dùng để kích thích lan ra rễ mới khi mới ghép cây. Khi kết hợp hai loại này với nhau sẽ kích thích cây ra rễ rất nhanh. B1 có tác dụng kích thích cây ra rễ nảy chồi, atonik có tác dụng đánh thức các tế bào giúp tác dụng của b1 được mạnh mẽ hơn.

+ Điều kiện ánh sáng dành cho phi điệp:

Phi điệp nếu được thuần từ từ có thể chịu được nắng 100% nhưng không nên để cây chịu 100% nắng. Điều kiện ánh sáng phù hợp với phi điệp khoảng 75% nắng. Trồng cây trong điều kiện không có nắng cây sẽ èo uột không sinh trưởng và ra hoa được. Một số người chơi không phân biệt giữa ánh sáng và nắng và khi trồng cây dưới mái không có ánh nắng chiếu vào cây cây không phát triển được. Thời gian cây bắt đầu vào mùa nghỉ để cây ra nắng 100% để cây rụng lá và kích thích cây ra hoa được nhiều. Khi ngồng hoa xuất hiện lại đem cây trở lại lưới.
Quan sát nếu thân cây nhỏ mọc vươn dài, lá xanh thẫm là biểu hiện lan thiếu nắng . Cần đưa lan ra khu vực có nhiều nắng hơn. Nếu trồng dưới gốc cây cây sống cần chú ý tỉa tán cây thường xuyên giúp lan nhận được lượng ánh sáng cần thiết.
Ngược lại nếu thấy lá cây vàng úa màu không được đậm thân teo tóp thì lan đang bị dư nắng cần cho lan vào nơi có cường độ ánh sáng thấp hơn.

Lưu ý: Sau các cơn mưa hoặc sau khi tưới mà gặp nắng to cây rất dễ bị các bệnh thối nhũn. Cần bổ sung vôi bột hoặc thuốc nấm phòng trừ cho lan vào các đợt có kiểu thời tiết như vậy, ở miền bắc thường vào mùa hè.

+ Độ ẩm, gió:

Phi điệp là loài chịu hạn tốt nhưng rất ưa ẩm. Cây có thể chịu ẩm xuất ngày với các giá thể bằng dớn. Nhưng phải đảm bảo thoáng khí, có gió lưu thông.Môi trường ẩm thấp không có gió cây dễ bị mắc nấm. Vào mùa hè gió mạnh cần che lưới đen 4 phía để tránh gió lùa mạnh.

+ Chế độ nước :

Cây cần nhiều nước vào thời kỳ sinh trưởng duy trì chế độ tưới ngày 1 lần với các giá thể than, sơ dừa, dớn và ngày 2 lần với các giá thể cây sống, gỗ khô, gỗ lũa.  Vào mùa nghỉ cây cần ít nước hơn từ 3-4-5 hôm tưới nước một lần cho cây. Nước cho phi điệp nên lấy từ các nguồn nước sạch tránh nước ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Kỹ thuật tưới nước cũng rất quan trọng không dùng vòi có áp lực lớn phun trực tiếp vào lan mà tưới nước sao cho các tia nước giỏ từ trên rơi xuống các giò lan ( như trời đang mưa)
Vào mùa hè trước khi tưới nước cho cây ta nên tưới ướt đẫm phần nền vào khoảng 4h rồi 5-6h ta tưới trực tiếp lên cây để tránh cây bị sốc.

+ Kỹ thuật điều chỉnh nước kết hợp ánh sáng để kích thích cho phi điệp ra hoa:

Bắt đầu vào mùa nghỉ của cây khoảng tháng 11-12 khi thấy cây có hiện tượng thắt ngọn phình thân rồi thì cắt nước cho cây. Giảm chế độ tưới xuống từ 3-4-5 ngày tưới một lần kết hợp với việc đưa cây ra nơi có ánh sáng mạnh để kích thích cây rụng lá. Duy trì chế độ chăm sóc trên cho đến khi cây phân hóa mầm hoa và nhú ngồng hoa thì tưới nước với mật độ dày hơn 1-2 hôm một lần và kết hợp với việc đưa cây vào vùng ánh sáng khoảng 70%. Thời gian này cây đã phân hóa mầm hoa nên việc còn lại là tưới nước và phân đều để nuôi mầm hoa khỏe chờ cây nở hoa. Lưu ý khi cây vừa nhú mầm hoa phải tưới nước bình thường trở lại ngay để cây nuôi hoa.

4. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới tình hình sinh trưởng cây.

Qua quá trình theo dõi và làm thí nghiệm về ảnh hưởng của chế độ nước tới tính hình sinh trưởng của cây số liệu được thu thập vào bảng như sau:
CTTN
1/6/2016-1/12/2016.
2/12/2016-1/3/2017
2/3/2017-1/5/2017
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
CTTN1
7.5 cm
9
không
Một vài hom thối phần giả hành già(không ảnh hưởng đến cây)
7.5 cm
6
Không
Cây trong mùa nghỉ
7 cm
5
Không
Chồi năm hai.
CTTN2
5 cm
7
không
Một vài hom thối phần giả hành già(không ảnh hưởng đến cây)
5 cm
3
không
Cây trong mùa nghỉ
5 cm
4
Không
Chồi năm hai.

 

Bảng 3: Ảnh hưởng của chế độ nước tới tình hình sinh trưởng phát triển cây lan phi điệp

Từ kết quả bảng 3 ta có nhận xét sau:

       Từ ngày 1/6/2016-1/12/2016 :

Chiều cao trung bình của CTTN1 là 7.5cm trong khi của CTTN2 là 5cm.
Số lá trung bình ở CTTN1 là 9 trong khi của CTTN2 là 7.

       Từ ngày 2/12/2016-1/3/2017:

Là thời gian nghỉ của cây cây ngừng sinh trưởng về chiều cao.
CTTN1 còn số lá trung bình là 6 lá. CTTN2 là 3 lá.

       Từ ngày 2/3/2017-1/5/2017:

Chiều cao trung bình của CTTN1 là 7cm của CTTN2 là 5 cm.
Số lá trung bình của CTTN1 là 5 lá của CTTN2 là 4 lá.

       Từ kết quả trên ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai công thức tưới cho lan phi điệp. CTTN1 (tưới 1 ngày/lần đối với mùa phát triển và 3 ngày/lần đối với mùa nghỉ) đem lại sự phát triển tốt hơn so với CTTN2

Lan Phi Điệp
Hình 5: So sánh 2 CTTN ngày 1/2/2017
Lan Phi Điệp
Hình 6: So sánh 2 CTTN ngày 1/5/2017
Lan Phi Điệp
Hình 7: So sánh cây thấp nhất và cao nhất ngày 1/5/2017

5. Ảnh hưởng của chế độ phân bón tới tình hình sinh trưởng của phi điệp.

Để đánh giá ảnh hưởng của chế độ phân bón thí nghiệm được chia làm hai CTTN kết quả thí nghiệm được thu thập tại bảng như sau:

 

CTTN
1/6/2016-1/12/2016.
2/12/2016-1/3/2017
2/3/2017-1/5/2017
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lá trung bình
Tình trạng sâu bệnh
Ghi chú
CTTN1
7cm
10
Không xảy ra tình trạng sâu bệnh
Cây phát triển bình thường
7cm
6
Không xảy ra tình trạng sâu bệnh
Cây đang trong mùa nghỉ
6
7
Không xảy ra tình trạng sâu bệnh
Cây năm 2 phát triển bình thường
CTTN2
8cm
9
Không xảy ra tình trạng sâu bệnh
Cây phát triển bình thường
8cm
7
Không xảy ra tình trạng sâu bệnh
Cây đang trong mùa nghỉ
8
7
Không xảy ra tình trạng sâu bệnh
Cây năm 2 phát triển bình thường
Bảng 4: Ảnh hưởng của chế độ phân bón tới tình hình sinh trưởng phát triển cây.

Kết luận ảnh hưởng của chế độ phân bón tới tình hình sinh trưởng của cây lan phi điệp.

  Thời gian từ 1/6-1/12:

 CTTN2 (sử dụng phân bón lá đầu trâu )có sự nhỉnh  hơn so với CTTN1 ( phân hữu cơ).
Chiều cao trung bình của CTTN2 là 8cm của CTTN1 là 7cm
Số lá của CTTN2 là 9 lá, của CTTN1 là 10 lá.

  Thời gian từ 2/12/2016-1/3/2017:

Là mùa nghỉ của cây. Số lá của CTTN1 rụng nhiều hơn số lá của CTTN2
Số lá trung bình của CTTN1 là 6 của CTTN2 là 7 lá

  Thời gian từ 2/3/2017-1/5/2017

CTTN1 có chiều cao trung bình đạt 6 cm. Số lá trung bình 7 lá.
CTTN2 có chiều cao trung bình đạt 8 cm. Số lá trung bình 7 lá.
  Từ kết quả trên ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai công thức phân bón dành cho phi điệp CTTN2 (dùng phân bón lá) có sự phát triển trội hơn so với CTTN1 (dùng phân hữu cơ).

Ứng dụng: Mỗi loại phân đều có ưu nhược điểm riêng.

Đối với nhà vườn chăm lan nhằm mục đích kinh doanh thì sử dụng phân bón lá được ưu tiên vì vì chăm sóc đại trà với số lượng lớn phân bón lá sẽ cung cấp đủ dưỡng chất giúp lan phát triển tốt hơn.
Đối với người chơi lan thì phân hữu cơ được ưa chuộng vì đỡ tốn công chăm sóc, tuy nhiên về lâu dài phân hữu cơ sẽ dễ gây nấm bệnh cho cây.
Lan Phi Điệp
Hình 8: So sánh 2 CTTN ngày 1/2/2017
 Hình 9: So sánh 2 CTTN ngày 1/5/2017 

 

 

Lan Phi ĐiệpHình 10: So sánh cây thấp nhất và cao nhất ngày 1/5/2017

  

PHẦN IV: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

 Kết luận.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập số liệu về thí nghiệm Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống và chăm sóc lan phi điệp tím tại xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc. Tôi rút ra được các kết quả như sau:
– Nhân giống phi điệp bằng công thức cắt mỗi hom gồm 1 mắt ngủ cho tỉ lệ lên keiki cao hơn so với công thức cắt mỗi hom 3-4 mắt ngủ.
– Công thức mỗi hom một mắt ngủ sinh trưởng kém hơn so với công thức mỗi hom 3-4 mắt ngủ.
–  Đưa ra được kinh nghiệm nhân giống 3 loài lan.
– Nêu ra được kỹ thuật trồng và chăm sóc lan phi điệp.
– Chế độ tưới 1 ngày/lần đối với mùa phát triển và 3 ngày/lần đối với mùa nghỉ cho kết quả tốt hơn so với chế độ tưới 2 ngày/lần đối với mùa phát triển và 6 ngày/lần đối với mùa nghỉ.
– Sử dụng phân bón lá đầu trâu 501 với tỷ lệ 1g/1 lít nước 7 ngày tưới 1 lần tốt hơn so với công thức sử dụng phân hữu cơ.

      Tồn tại.

Tuy nghiên cứu đã đưa ra được quy trình và kỹ thuật nhân giống và chăm sóc loài lan phi điệp nhưng mới chỉ được trồng ở địa bàn xã Đồng Tĩnh mà vẫn chưa thí nghiệm được ở các vùng khác nên cần có thêm thí nghiệm để khẳng định chắc chắn.
Tuy đã nêu ra được kỹ thuật nhân giống và chăm chăm sóc chung cho loài lan phi điệp nhưng còn nhiều yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây như giống, môi trường, giá thể .. còn chưa  được nghiên cứu để làm rõ .

     Khuyến nghị.

Cần thực hiện nhân giống lan phi điệp trên các giá thể khác nhau để đánh giá sức nảy keiki của hom.
Cần thực hiện các nghiên cứu tương đồng ở các địa điểm khác nhau(sai khác về khí hậu) để đưa ra được kỹ thuật chăm sóc phù hợp với từng miền.
Cần nghiên cứu về chế độ chăm sóc riêng dành cho mỗi giá thể khác nhau.

Trang sản phẩm lan phi điệp.

Giả hạc ono

Xem thêm:

PHẦN II: MỤC TIÊU-NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP

TRÍCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP-NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống và chăm sóc lan phi điệp tím (Dendrobium anosmum lindl.) tại khu vực Vĩnh Phúc”. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav