Cattlaye |
Giá trị thưởng ngoạn của phong lan – phần 1.
Giá trị thưởng ngoạn của phong lan – Phần 2.
Mỗi loài Phong lan Việt Nam đều mang một sắc thái độc đáo, một vẻ dẹp hấp dẫn đặc biệt, và quan niệm hiện nay nó có phần trội hơn hẳn các taxon to Phong lan lai có kích thước hoa lớn hơn, sắc sảo hơn và phô bày ra hết các màu sắc đậm đà.
Nếu ngắm kỹ và có công tu sửa các chậu Phong lan Việt Nam, các bạn sẽ thấy vẻ trang nhã, thầm kín của cả cụm hoa, hương thơm man mác của các cánh hoa và dặc biệt hoa nở bền làm thời gian thưởng ngoạn được dài hơn. Trong đám các chi, loài Phong lan Việt Nam, có thể lựa chọn các loài của chi Lan Len (Eria Ldl.) chi lan Củ chén (Thecostele Rchb. f.) chi lan Thanh Đạm (Coelogyne Ldl.)… chúng cho hoa rất đẹp, hấp dẫn, muôn màu muôn vẻ. Nếu muốn có các dáng hoa kỳ lạ, độc đáo, chọn các giò Phong lan của chi lan Lọng (Bulbo- phyllum Thou.) vào mùa nở hoa, nó cho các bông hoa, từ nhỏ bé lăn tăn đến khá lớn, lấp lánh dưới ánh đèn (do cánh hoa có khớp cử động theo gió) hay buông dài đôi cánh tràng dính nhau (như lan Lọng chuột (Bulbophyllum putidum J. J. Sm.). Nếu chỉ muốn có dáng cây đẹp, mập mạp, khỏe mạnh, nổi lên các cụm hoa nhỏ lăn tăn, có thể bày các giò lan Càng cua (Agrostophyllum planicaule Rchb. f.) có thân dẹt xanh mướt hoa trắng kín đáo nơi các kẽ lá, hay các giò lan trong chi lan Chân rết (Appendicula BI.), Lan Nhục hoa (Sarcanthus Ldl.), Lan Trứng Bướm (Schoenorchis BL), Lan La dơn (Oberonia Ldl.), hoặc muốn bày ở bàn các chậu lan đất, có thể chọn các loài trong chi Lan Hài (Paphiopedilum Pfĩtz), Lan Sứa (Anoectochilus BI.), Lan Đất (Geodorum Jack.), lan đất Gấm (Goodyera R. Br.) Lan Lá gấm (Ludisia A.Rich), Lan Kiến cò (Habenaria Wild.), thậm chí chậu lan Bàn long sâm (Spiranthes sinensis Ames) nhỏ bé…
Để treo tường chọn các loài Phong lan có thân ngắn, lá trải rộng và có cụm hoa vượt ra ngoài.
Nổi bật trong loại này có lan Biếc man bò (Biermannia decumbens Tang et Wang) cây tuy nhỏ bé nhưng cụm hoa dài, hoa nở rất lâu tàn và cả cụm hoa nẩy ra hoa liên tục gần như quanh năm, hoặc các loài trong chi lan Hồ diệp (Phalaenopsis BI.) cho hoa rất sắc sảo và rất bền. Đặc biệt có một số loài trong chi lan Càn Diệp (Taeniophyllum BI.) chỉ có bộ rễ màu xanh dậm bána lấy vỏ cây gỗ và cho ra các cụm hoa dài. Các loài này có thể treo tường rất thú vị.
Nếu căn phòng quá chật hẹp hay chỉ muốn trang trí các chậu Phong lan thật nhỏ bé ngay nơi bàn trà có thể chọn các bụi Phong lan của chi Tai dê (Liparis L. c. Rích), chi lan Đại Bao (Sunipia Buch, – Ham.) các chậu Phong lan củ dẹt (Thelasis Bl.), trong đó có các loài củ dẹt lùn (Thelasis pygmea Ldl.) rất đặc sắc, hay Lan Trứng ốc (Porpax meirax K. et. P) một vài loài lan nhỏ của chi lan Len như Lan len vẩy ốc (Trichotosia dasyphylla (Par. et Rchb. f.) Krzl.)
Tóm lại có thể chọn bất kỳ loài Phong lan nào trong họ Phong lan Việt Nam để làm cây trang trí trong phòng, từ các loài thân dài đến các củ lăn tăn như cúc áo…
Mặt khác, xu hướng thưởng ngoạn cây cảnh hiện nay của dân đô thị là muốn làm sống lại cái cảnh hoang sơ của các cánh rừng nhiệt đới, nghĩa là muốn một phần thiên nhiên đi vào cuộc sống công nghiệp và vội vã của các căn hộ. Trước đây, cái thú chơi non bộ của ông cha ta cũng nằm trong xu hướng muốn đưa cả bầu trời vào mảnh trời nơi bể nước, có núi non, trời mây và cây cỏ, chim thú… Cách thưởng ngoạn Phong lan ngày nay cũng vậy, họ không muốn treo một vài chậu Phong lan một cách “có xếp đặt”, hay bày một cách có hàng lối một vài chậu lan đất tại các nơi đã “qui định” sẵn trong căn hộ. Họ muốn có cả một cây “cổ thụ” bám đầy Phong lan, mùa nào cũng có hoa luôn n& rộ trong một góc của căn phòng. Do đó, ngày nay, ngoài các thú chăm tỉa các cây Phong lan trong các chậu đất hay trong các chậu tráng men cầu kỳ, các người dân thành thị lại có xu hựớng buộc (bó) các giò Phong lan trên các đoạn thân cây gỗ khẳng khiu, nhiều cành nhánh xù xì (ở các nước công nghiệp, có bán sẵn các đoạn thân gỗ có thể lắp ráp theo ý muốn các dáng cành nhánh khác nhau). Có thể chọn các đoạn cành của các cây vú sữa, cây mít (hay các loài trong chi Sung, Vả : Ficus của họ Dâu tằm Moraceae), cây Bình Linh (các loài trong chi Vitex của họ cỏ roi ngựa :Verbenaceae), cây Vừng (các loài trong chi Careya, hay Barringtonia trong họ Lộc vừng : Lecythidaceae)… hay các đoạn thần, cành của các cây rừng có vỏ dày khác… dể làm giá thể buộc các giò Phong lan theo các vị trí thích hợp. Gốc các giá thể có thể chôn trong các chậu lớn, hay đúc chân bằng ximăng, rồi bày ở một góc phòng. Các căn phòng lớn có thể tạo ra cả một mảnh rừng với các thân cây nhiều cành nhánh và phủ dày đặc Phong lan. Phía dưới rừng cây là một bể nước, vừa làm cho cảnh quang mát mẻ, vừa tôn thêm vẻ đẹp của Phong lan mỗi khi nở hoa. Với các căn hộ nhỏ bé chỉ cần bày một khúc thân gỗ xù xì với một bụi Phong lan xanh mướt đang đơm một cụm hoa sặc sỡ và tỏa ngát hương thơm nơi bàn trà là đủ thấy cả cái cảnh hoang vu của rừng nhiệt đới…
Mặc cho việc chăm sóc, trình bày các giò Phong lan theo cách nào chăng nữa, cái thú thưởng ngoạn một chậu Phong lan không chỉ trong vài ngày khi cụm hoa nỏ rộ, mà mỗi ngày một chút, cây Phong lan lớn lên và trưởng thành trong sự chờ đợi của chủ nhân cũng mang mọt hương sắc thú vị. Mỗi buổi sớm mai, còn đượm sương trời long lanh, hay mỗi buổi chiều gió nhẹ, sau một ngày lao động mệt nhọc, chỉ cần đi dọc theo các chậu Phong lan, lật một vài mảnh lá để bắt con sâu, cái kiến; ngắm nhìn các chồi thân, đoạn rễ xanh có dài thêm chút nào không; hay bất giác phát hiện một chồi non mới nhú, rồi lấy ít nước khẽ tưới nhẹ lên các đoạn thân xanh mượt đó là đã có thể tận hưởng hết cái thú chơi Phong lan rồi. Sự chờ đợi trong yên lặng, và sự lao động thư thái làm cho tâm hồn thêm điềm tĩnh, quên đi hết các sự buồn phiền của cuộc sống, và nhà nuôi trồng Phong lan chắc sẽ sống lâu hơn.
————————————————-
Hotline, facebook: 0963 090 463
Số zalo: 0944 252 463
Fanpage:https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/
Thanhorchid cảm ơn các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … đã quan tâm, ủng hộ!