fbpx

Ảnh hưởng của phân bón đến cây đai châu trên vườn sản xuất

hoa lan dai chau

Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến lai đai châu và số lần bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cây lan Đai Châu trên vườn sản xuất.

hoa lan đai châu

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: Growmore 2 (20:20:20) 9 ngày 1 lần
CT2: Growmore 2 (20:20:20) 7 ngày 1 lần
CT3: Growmore 2 (20:20:20) 5 ngày 1 lần
CT4: Growmore 2 (20:20:20) 3 ngày 1 lần
CT5: HT- orchid 222 (21:21:21) 9 ngày 1 lần
CT6: HT- orchid 222 (21:21:21) 7 ngày 1 lần
CT7: HT- orchid 222 (21:21:21) 5 ngày 1 lần
CT8: HT- orchid 222 (21:21:21) 3 ngày 1 lần
CT9: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 9 ngày 1 lần
CT10: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 7 ngày 1 lần
CT11: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 5 ngày 1 lần
CT12: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 3 ngày 1 lần
– Cây 
lan Đai Châu 1 năm tuổi được phun phân bón nồng độ 0,1%, phun sau trồng 1 tháng. Phun ướt đều trên lá, thân và rễ cây. Lượng dung dịch phân phun là 1,5lít/3m2 ô thí nghiệm.

– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 -12/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Kết quả nghiên cứu Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinh trưởng của cây lan Đai Châu trên vườn sản xuất.

     Giai đoạn cây lan Đai Châu trưởng thành cần bón các yếu tố NPK cân đối để điều hòa sinh trưởng cho cây trước khi bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực (tác giả Nguyễn Hạc Thúy (2001) [26], Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2002) [3]), chúng tôi thí nghiệm với các loại phân bón có tỷ lệ NPK cân đối và phun với số lần khác nhau, kết quả thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng của cây
(Năm 2012-2013, tại Gia Lâm – Hà Nội)


hoa lan đai châu

 

Ghi chú: PB1: Growmore (20:20:20)
PB2: HT-orchid 222 (21:21:21)
PB3: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21)  

   Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bón lá có ảnh hưởng rất lớn đến số lá, chiều dài lá, số rễ và chiều dài rễ lan Đai Châu. Chủng loại phân bón khác nhau cho kết quả sinh trưởng về lá, rễ là khác nhau, với công thức giá thể 2 (GT2) cho kết quả tốt nhất khác biệt với 2 công thức còn lại ở mức ý nghĩa LSD0,05.

     Số lần bón phân khác nhau cũng có sự khác biệt về khả năng sinh trưởng của cây lan Đai Châu.

Công thức bón phân với tần suất 5 ngày 1 lần và 3 ngày 1 lần cho kết quả tương đương nhau và cao hơn so với các công thức khác ở mức ý nghĩa LSD0,05.
     Kết quả cũng cho thấy đã có sự tương tác giữa các công thức loại phân bón và số lần bón phân. Tương ứng ở cả 3 loại phân bón, khi tăng số lần bón phân (7 ngày 1 lần; 5 ngày 1 lần; 3 ngày 1 lần) thì sự sinh trưởng của cây 
lan Đai Châu tăng dần. Trong đó, ở công thức PB2 (HT- Orchid 222: 21:21:21) với số lần bón 5 ngày 1 lần cho kết quả tốt nhất số lá đạt 5,7 lá, chiều dài lá 21,3cm, số rễ 4,8 rễ và chiều dài rễ đạt 30,0cm, cao tương đương so với công thức bón phân này 3 ngày 1 lần và cao hơn so với các công thức khác ở mức ý nghĩa LSD0,05.
 
 
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav