fbpx

hoa lan đai châu – biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc

Hoa Lan Đai Châu

Tài liệu trích dẫn đề tài tiến sĩ Đinh Thị Dinh “nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan đai châu (rhynchostylis gigantea (lindley) ridley) ở miền Bắc Việt Nam”

2.1 Vật liệu nghiên cứu hoa lan đai châu
2.1.1 Giống lan

– Thí nghiệm thực hiện trên 4 giống hoa lan Đai Châu, bao gồm: 1 giống bản địa và 3 giống nhập nội từ Thailand.

1. Rhynchostylis giganteavar. rubrum. Sagarik. Tên địa phương hoa lan Đai Châu Đỏ. Tên thương mại Rhynchostylisgiganteawith red colour Thailand

2. Rhynchostylis gigantea var. Cartoon spots. Tên địa phương hoa lan Đai Châu Đốm Đỏ. Tên thương mại Rhynchostylis gigantea with red spots Thailand

3. Rhynchostylis gigantea var. Petotiana. Tên địa phương hoa lan Đai Châu Trắng. Tên thương mại Rhynchostylis gigantea with white colour Thailand

4. Rhynchostylis gigantea var. (subsp. gigantea). Tên địa phương hoa lan Đai Châu Trắng Đốm Tím. Tên thương mại Rhynchostylis gigantea with purple spots Việt Nam.

Lan Đai Châu Đỏ
Lan Đai Châu Đỏ
 

 

Lan Đai Châu Đốm Đỏ
Lan Đai Châu Đốm Đỏ
 
Hoa Lan Đai Châu
Hoa Lan Đai Châu
 

* Tiêu chuẩn cây giống lan đai châu đưa vào thí nghiệm:

      Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi: số lá từ 2-3 lá/cây, chiều dài lá từ 5-7cm, số rễ từ 2-3 rễ/cây.
Cây 1 năm tuổi (giống Trắng Đốm Tím): số lá 3,5-4,0 lá, dài lá 10,0- 11 ,0cm, rộng 1,5-1,8cm, số rễ 3,0-4,0 rễ, chiều dài rễ 18,0 -19,0cm, đường kính rễ 0,30-0,35cm.
Cây 2 năm tuổi (giống Trắng Đốm Tím): số lá 4,5-5,0 lá, dài lá 18,0- 19,0cm, rộng 3,0-3,5cm, số rễ 4,0-5,0 rễ, chiều dài rễ 27,0-28,0cm, đường kính rễ 0,60-0,70cm.
Cây 3 năm tuổi: số lá 5,5-6,0 lá, dài lá 24,0-25,0cm, rộng 4,5-5,0cm, số rễ 5,0-6,0 rễ, chiều dài rễ 40,0-41,0cm, đường kính rễ 0,80-0,90cm.

Lan Đai Châu Cấy Mô
Lan Đai Châu Cấy Mô
 
Lan Đai Châu Giống
Lan Đai Châu
Cây hai năm tuổi                                                                                           Cây ba năm tuổi

2.1.2 Giá thể thí nghiệm trồng hoa lan đai châu

– Gỗ nhãn đã khô, đã bỏ vỏ, kích thước:40cm (dài)x20cm (đường kính).
– Than hoa được rửa sạch, đập nhỏ kích thước 0,5-1,0cm và 2-3cm
– Rong biển khô, dạng sợi được làm ẩm và xử lý nấm bệnh
– Củi vụn có kích thước 2-3cm
– Vỏ cây khô, kích thước 0,5-1,0cm và 2-3cm

2.1.3 Phân bón lan đai châu

– Phân Growmore thành phần gồm: N, P2O5, K2O với các nguyên tố vi lượng: S, Mg, Zn, Fe. Phân có nguồn gốc từ Mỹ, phân phối bởi Công ty TNHH Đạt Nông.
+ Growmore 1 (30:10:10): tỷ lệ N 30%, P
2O5:10%, K2O:10% giúp cây đẻ nhánh khoẻ, ra lá tốt.
+ Growmore 2 (20:20:20 ): tỷ lệ N: 20%, P
2O5: 20%, K2O: 20% có tác dụng giữ hoa bền lâu, tăng khả năng đậu quả.
– Fish Emulsion (5:1:1 ): tỷ lệ N: P
2O5: K2O là 5:1:1 và các nguyên tố trung, vi lượng: Ca: 0,01 mg; Mg: 0,1 mg; S: 0,5mg; Na: 1 mg, Zn: 5ppm; Mn: 5ppm; Cu: 5ppm. Được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, phân phối bởi Công ty TNHH Đạt Nông.
– Đầu Trâu 502 (30:12:10), thành phần N: 30%, P
2O5: 12%, K2O: 10%, CaO: 0,05%, MgO: 0,05%, Zn: 0,05%, Cu: 0,05%, B: 0,02%, Fe: 0,01 %, Mn: 0,01%, Mo: 0,001%, Penac P, GA3, -NAA, -NOA: 0,002% có tác dụng làm tăng khả năng đẻ nhánh, nảy chồi, ra lá mới.
– Đầu Trâu 902 (17:21:21): Thành phần N: 17%, P
2O5: 21%, K2O: 21%, CaO: 0,03%, MgO: 0,03%, Zn: 0,05%, Cu: 0,05%, B: 0,03%, Mn: 0,01%, Mo: 0,001%, có tác dụng làm tăng sinh trưởng, tăng năng suất, chất lượng hoa. Phân được sản xuất bởi Công ty cổ phần phân bón Bình Điền.
– HT – Orchid 222 (21:21:21), tỷ lệ N: P
2O5: K2O là 21:21:21 .
– HT – 131 (10:30:10), tỷ lệ N: P
2O5: K2O là 10:30:10
– HT – Orchid 2 (6:30:30), tỷ lệ N: P
2O5: K2O là 6:30:30
Ngoài các thành phần trên còn có vitamin B1, NAA và một số amino axít.
Phân được nhập khẩu từ Mỹ, phân phối bới Công ty Phân bón Hải Tiên.
– HVP 1601WP (19:31:17): thành phần N: P
2O5: K2O là 19:31:17, có bổ sung trung lượng, vi lượng, vitamin. Tác dụng kích thích ra hoa, giúp hoa lâu tàn, màu sắc đẹp, là sản phẩm của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

2.1.4 Chất kích thích sinh trưởng

+ GA3 98% nguyên chất cung cấp bởi Viện Trang thiết bị và công trình y tế (Hà Nội).

2.1.5 Thuốc bảo vệ thực vật

Các thuốc sử dụng trong thí nghiệm là thuốc trừ sâu, bệnh sinh học có nguồn gốc thực vật, được khuyến cáo sử dụng trên các loại cây trồng.
– Thuốc Olicide 9DD có chứa 9% chất Oligo – chitosan, là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật. Liều pha 20-25ml/trong bình 8 lít. Thuốc được sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
– Exin 4.5HP: Hoạt chất Phytoxin VS : Thành phần axít Salicilic 4,5% và phụ gia. Đóng gói 10ml, pha 1 gói 10ml cho 8 lít nước. Thuốc có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của cây để diệt hoặc hạn chế tác nhân gây bệnh. Thuốc được phân phối bởi Công ty Cổ phần phân bón và thuốc BVTV Thiên Đức.
– TP-Zep 18EC có nguồn gốc thảo mộc, thành phần: tổ hợp dầu thảo mộc 18% w/w và chất phụ gia 82% w/w. Công dụng: Thuốc có tác dụng nội hấp mạnh. Liều lượng sử dụng: pha 10ml thuốc/10 lít nước, phun cho diện tích 180m
2. Thuốc được sản xuất và phân phối bởi công ty TNHH Thành Phương.
– Tasieu 5WG: Hoạt chất Emamectin benzonate 5% (50g/kg). Liều lượng: pha 1 gói 5g/bình 16 lít/360m
2. Thuốc được sản xuất bởi công ty Vithaco của Mỹ và được phân phối bởi công ty Việt Thắng Bắc Giang.
– Reasgant 1.8EC: Hoạt chất abamectin 1.8w/w. Liều lượng: pha 8ml/bình 10 lít/180m
2. Thuốc được sản xuất bởi công ty Vithaco của Hàn Quốc và được phân phối bởi công ty Việt Thắng Bắc Giang.
– Alfatin 1.8EC: Thành phần là Abamectin và chất phụ gia vừa đủ cho 1 lít thuốc. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc. Liều lượng sử dụng: pha 4ml thuốc/10 lít nước/180m
2. Thuốc được sản xuất và phân phối bởi công ty Alfa Sài Gòn.

2.1.6 Các dụng cụ sử dụng

– Thước dài, thước kẹp, thước dây
– Dụng cụ tưới: bình phun cầm tay, máy bơm, dây tưới, vòi phun mưa
– Nhiệt kế, máy đo cường độ ánh sáng, máy đo ẩm độ, máy đo pH, EC.
– Vật tư khác: lưới đen, ni lông, bóng đèn, dây điện, quạt tăng nhiệt…

2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của hoa lan Đai Châu

– Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa lan Đai Châu tại Gia Lâm – Hà Nội
– Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa và quả. Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của cây hoa lan Đai Châu
– Tương quan giữa khả năng sinh trưởng lá, rễ với một số chỉ tiêu về hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím
– Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái

2.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm.

– Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng của cây sau ra ngôi
– Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng của cây con

2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của cây đai châu trên vườn sản xuất.

– Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây
– Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng và chất lượng hoa.
– Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây.
– Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng, phát triển của cây.
– Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến sinh trưởng và khả năng ra hoa của lan Đai Châu.
– Ảnh hưởng của các mức che giảm ánh sáng trong vụ hè đến sinh trưởng, phát triển của cây.
– Ảnh hưởng của phương pháp xử lý tăng nhiệt trong mùa đông đến sinh trưởng, phát triển của lan Đai Châu.
– Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trừ sâu, bệnh hại lan Đai Châu.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lan Đai Châu, tại Gia Lâm – Hà Nội

Thí nghiệm gồm 4 giống:
CT1: lan Đai Châu Đỏ
CT2: lan Đai Châu Đốm Đỏ
CT3: lan Đai Châu Trắng
CT4: lan Đai Châu Trắng Đốm Tím
– Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi, được trồng trên vườn ươm. Sau ra ngôi 1 năm, cây được thay chậu và chuyển sang vườn sản xuất.
– Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, giai đoạn vườn ươm mỗi giống 2m
2 (tương ứng 100 cây), giai đoạn vườn sản xuất mỗi giống 3m2 (tương ứng với 54 cây). Cố định cây theo dõi theo phương pháp 5 điểm chéo góc, 30 cây/giống, định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.
– Thời gian thực hiện: Tháng 1/2010 – tháng 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của một số giống lan Đai Châu

Mô tả hình thái và giải phẫu rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, thực hiện trên 4 giống:
CT1: lan Đai Châu Đỏ
CT2: lan Đai Châu Đốm Đỏ
CT3: lan Đai Châu Trắng
CT4: lan Đai Châu Trắng Đốm Tím
– Đo đếm, lấy mẫu trên cây 3,5 năm tuổi đã ra hoa trên diện tích là 3m
2/giống (tương ứng với 50 cây), được trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
– Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa và quả bằng cách quan sát, mô tả và đo đếm một số chỉ tiêu về rễ, thân, lá, hoa và quả ngẫu nhiên trên 10 cây/giống.
– Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của rễ, thân, lá bằng phương pháp làm tiêu bản giải phẫu được thực hiện theo các bước như sau: xử lý mẫu, cắt tiêu bản, tẩy mẫu, nhuộm kép, quan sát, chụp ảnh trên kính hiển vi và phân tích giải phẫu theo tài liệu của (Trần Công Khánh, 1981) [13].
+ Phương pháp giải phẫu rễ, thân, lá: Trên mỗi giống lấy 5 mẫu khi cây ở giai đoạn hoa đã tàn (mẫu rễ lấy ở phần chóp rễ đã thành thục; mẫu thân lấy phần thân phía trên, cách ngọn ≥ 1cm; mẫu lá là phần lá dài 5cm lấy ở giữa của lá đã thành thục, bao gồm đầy đủ cả phần phiến lá, gân lá và mép lá).

Ngâm mẫu xử lý trong dung dịch cồn 70trong 1 tuần. Sau đó, dùng dao cắt mẫu thành các lát cắt mỏng rồi tiếp tục ngâm các lát cắt này trong dung dịch cồn 70o thời gian 1 -2 ngày. Nhuộm mẫu bằng cách: Nhuộm đỏ với cacmin phèn 3% trong vòng 24 giờ; nhuộm xanh bằng xanh methylen 0,01% (trong 20 phút); giữ mẫu trong glyxerin.
Làm tiêu bản giọt ép (20 tiêu bản/giống). Quan sát dưới kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính, đếm số bó mạch, tỉ lệ bó lớn, bó nhỏ và đo kích thước bó
(Đo đếm các chỉ tiêu trên kính hiển vi có gắn sẵn trắc vi thị kính; dùng trắc vi vật kính quy đổi các chỉ tiêu ra các đơn vị tính). Bó dẫn nhỏ được quy ước là có kích thước rộng <7 vạch ở vật kính ×4.
+ Đo đếm số lượng khí khổng trên lá (30 tiêu bản/giống): Chọn những lá có độ tuổi trưởng thành, lấy mẫu ở các vị trí (gốc lá, giữa lá và phiến lá) dùng kim mũi mác hoặc lưỡi lam loại bỏ phần biểu bì, làm một khuôn sẵn có diện tích 1mm
2 (đã có sẵn trong mắt kính hiển vi), đưa mẫu lên lam kính, quan sát, đếm số lượng và đo kích thước khí khổng trong khuôn.
Thời gian thực hiện: 2011, tại Viện Nghiên cứu Rau quả và Bộ môn Thực vật, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu tương quan giữa sinh trưởng của rễ, lá với một số chỉ tiêu về hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím

Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Lấy mẫu ngẫu nhiên 30 cây ở cùng điều kiện trồng, chăm sóc tại Gia Lâm – Hà Nội. Cây 3 năm tuổi, đang trong giai đoạn nở hoa. Theo dõi các chỉ tiêu về chiều dài lá, chiều dài rễ, chiều dài cành hoa, số hoa trên cành. Tính hệ số tương quan Pearson (r), hệ số xác định r2, phương trình hồi quy bằng phương pháp phân tích tương quan trên chương trình Excel 2010. Đánh giá hệ số tương quan.
Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2013.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím, ở các vùng sinh thái khác nhau

CT1: Gia Lâm – Hà Nội
CT2: Văn Giang – Hưng Yên
CT3: Mộc Châu – Sơn La
CT4: Sa Pa – Lào Cai
– Cây 2 năm tuổi, được trồng trên chậu thang gỗ, giá thể: Rong biển + than hoa + vỏ cây, đặt cây trong nhà lưới đơn giản, che 2 lớp lưới đen vào mùa hè. Phân bón sử dụng: Growmore 2 (20:20:20), phun 1 tuần/lần.
– Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi địa điểm 3m
(tương ứng với 54 cây).
– Cố định cây theo phương pháp 5 điểm chéo góc, theo dõi 30 cây/địa phương. Định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/201 2 – 2/2013.

2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng của cây con sau ra ngôi

Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: GT1, 1 ngày tưới 2 lần
CT2: GT1, 1 ngày tưới 1 lần
CT3: GT1, 2 ngày tưới 1 lần
CT4: GT1, 3 ngày tưới 1 lần
CT5: GT2, 1 ngày tưới 2 lần
CT6: GT2, 1 ngày tưới 1 lần
CT7: GT2, 2 ngày tưới 1 lần
CT8: GT2, 3 ngày tưới 1 lần
CT9: GT3, 1 ngày tưới 2 lần
CT10: GT3, 1 ngày tưới 1 lần
CT11: GT3, 2 ngày tưới 1 lần
CT12: GT3, 3 ngày tưới 1 lần
GT1: Than hoa + vỏ cây vụn (tỷ lệ 1:1)
GT2: Rong biển + Than hoa + vỏ cây vụn (tỷ lệ 1:1:1)
GT3: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây vụn (tỷ lệ 1:1:1)
– Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi. Trồng cây trên chậu nhựa mềm, trong suốt, kích thước 8,5 (chiều cao) x 8cm (đường kính). Giá thể được xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trước khi trồng. Kích thước than hoa, vỏ cây vụn, mụn xơ dừa 0,5-1,0cm. Tưới nước bằng vòi phun mưa cầm tay, tưới ướt đều trên lá và giá thể. Lượng nước tưới là 1 lít/2m
2 ô thí nghiệm (100 cây).
– Thời gian thực hiện: Tháng 4-12/2011 , tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: Growmore 1 (30:10:10) 9 ngày 1 lần
CT2: Growmore 1 (30:10:10) 7 ngày 1 lần
CT3: Growmore 1 (30:10:10) 5 ngày 1 lần
CT4: Growmore 1 (30:10:10) 3 ngày 1 lần
CT5: Fish Emulsion (5:1:1) 9 ngày 1 lần
CT6: Fish Emulsion (5:1:1) 7 ngày 1 lần
CT7: Fish Emulsion (5:1:1) 5 ngày 1 lần
CT8: Fish Emulsion (5:1:1) 3 ngày 1 lần
CT9: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 9 ngày 1 lần
CT10: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 7 ngày 1 lần
CT11: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 5 ngày 1 lần
CT12: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 3 ngày 1 lần
– Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi. Giá thể sử dụng: Rong biển + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1). Các công thức được phun phân với nồng độ 0,05%, phun sau ra ngôi 1 tháng. Phun ướt đều trên lá, thân, gốc. Lượng dung dịch phân phun là 0,5 lít/2m
2 ô thí nghiệm (100 cây).
– Thời gian thực hiện: Tháng 4 -12/2011, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây lan Đai Châu

Gồm 4 công thức:
CT1: Trồng ngày 15/2
CT2: Trồng ngày 15/3
CT3: Trồng ngày 15/4
CT4: Trồng ngày 15/5
– Thí nghiệm được bố trí trên cây 1 năm tuổi, theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. Mỗi công thức thí nghiệm là 3m
2 (tương ứng 54 cây). Cố định cây theo dõi 30 cây/công thức theo 5 điểm chéo góc. Theo dõi 30 ngày/lần.
– Thời gian thực hiện: Tháng 2/2011 – 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng, phát triển của cây lan Đai Châu
Gồm 4 công thức tương ứng với 4 loại nước tưới như sau:
CT1: (Đ/C) Nước giếng khoan không lọc (pH 6,0; EC 0,36)
CT2: Nước giếng khoan có lọc (pH 6,2; EC 0,26)
CT3: Nước máy (pH 7,52, EC 0,45)
CT4: Nước mưa (pH 5,5; EC 0,04)
– Thí nghiệm trên cây hoa lan đai châu 1 năm tuổi. Tưới nước 1 ngày 1 lần bằng vòi phun mưa, tưới ướt đều trên lá, thân và rễ cây, tưới vào 9 giờ sáng. Lượng nước tưới là 3 lít/3m
2 ô thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: GT1, 1 ngày tưới 2 lần
CT2: GT1 , 1 ngày tưới 1 lần
CT3: GT1 , 2 ngày tưới 1 lần
CT4: GT1 , 3 ngày tưới 1 lần
CT5: GT2, 1 ngày tưới 2 lần
CT6: GT2, 1 ngày tưới 1 lần
CT7: GT2, 2 ngày tưới 1 lần
CT8: GT2, 3 ngày tưới 1 lần
CT9: GT3, 1 ngày tưới 2 lần
CT10: GT3, 1 ngày tưới 1 lần
CT11: GT3, 2 ngày tưới 1 lần
CT12: GT3, 3 ngày tưới 1 lần
GT1: Gỗ nhãn: hình trụ 40cm (cao) x 20cm (đường kính)
GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn
GT2: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây
– Cây 1 năm tuổi trồng trên chậu than gỗ với giá thể được xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trước khi trồng. Kích thước than hoa, củi vụn, vỏ cây 2-3cm. Sử dụng nước giếng khoan có lọc, tưới bằng vòi phun mưa cầm tay, lượng nước tưới là 3 lít/3m
2 ô thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất.

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: Growmore 2 (20:20:20) 9 ngày 1 lần
CT2: Growmore 2 (20:20:20) 7 ngày 1 lần
CT3: Growmore 2 (20:20:20) 5 ngày 1 lần
CT4: Growmore 2 (20:20:20) 3 ngày 1 lần
CT5: HT- orchid 222 (21:21:21) 9 ngày 1 lần
CT6: HT- orchid 222 (21:21:21) 7 ngày 1 lần
CT7: HT- orchid 222 (21:21:21) 5 ngày 1 lần
CT8: HT- orchid 222 (21:21:21) 3 ngày 1 lần
CT9: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 9 ngày 1 lần
CT10: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 7 ngày 1 lần
CT11: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 5 ngày 1 lần
CT12: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 3 ngày 1 lần
– Cây 1 năm tuổi được phun phân bón nồng độ 0,1%, phun sau trồng 1 tháng. Phun ướt đều trên lá, thân và rễ cây. Lượng dung dịch phân phun là 1,5lít/3m
2 ô thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 -12/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến thời gian xuất hiện mầm hoa và chất lượng hoa.

– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: HT-131 (10: 30:10) 9 ngày 1 lần
CT2: HT-131 (10: 30:10) 7 ngày 1 lần
CT3: HT-131 (10: 30:10) 5 ngày 1 lần
CT4: HT-131 (10: 30:10) 3 ngày 1 lần
CT5: HT – Orchid 2 (6:30:30) 9 ngày 1 lần
CT6: HT – Orchid 2 (6:30:30) 7 ngày 1 lần
CT7: HT – Orchid 2 (6:30:30) 5 ngày 1 lần
CT8: HT – Orchid 2 (6:30:30) 3 ngày 1 lần
CT9: HVP (19:31:17) 9 ngày 1 lần
CT10: HVP (19:31:17) 7 ngày 1 lần
CT11: HVP (19:31:17) 5 ngày 1 lần
CT12: HVP (19:31:17) 3 ngày 1 lần
– Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014, trên cây 2,5 năm tuổi đã trưởng thành. Các công thức được phun phân bón lá nồng độ 0,1%. Phun ướt đều trên lá, thân và rễ cây. Lượng dung dịch phân phun là 1,5lít/3m
2 ô thí nghiệm.
– Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của nồng độ phun GA3 đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất

– Gồm 5 công thức:
CT1: 0 ppm (ĐC)
CT2: 100 ppm
CT3: 150 ppm
CT4: 200 ppm
CT5: 250 ppm
– Thí nghiệm trên cây 1 và 2 năm tuổi. GA3 được sử dụng trong thí nghiệm là dạng 98% nguyên chất, sau khi pha ở các nồng độ thí nghiệm được phun ở 3 thời điểm: ngày 10/3, tháng 10/6, tháng 10/9, mỗi thời điểm phun 2 lần cách nhau 15 ngày/lần, phun ướt đều trên lá. Lượng dung dịch phun là 150ml/3m
2 ô thí nghiệm.
– Điều kiện thí nghiệm là tối ưu: Cây được trồng trong điều kiện nhà lưới đơn giản, che 2 lớp lưới đen vào mùa hè. Cây được tưới bằng nước giếng khoan có lọc, tưới 1 ngày một lần vào buổi sáng, cây được trồng trên chậu thang gỗ 3 cây/chậu, giá thể trồng là: rong biển + than hoa + củi vụn, tưới nước 2 ngày 1 lần, phân bón sử dụng là phân HT orchid 222(21:21:21), tưới 5 ngày 1 lần, giai đoạn ra hoa tưới phân Orchid 2 (6:30:30), 7 ngày 1 lần, nồng độ 0,1%. Cây được quây ni lông chống rét vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2 năm sau).
– Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm là 3m
2, tương ứng với 54 cây.
– Thời gian thực hiện: Tháng 3/2012 – 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng, phát triển của hoa lan Đai Châu

– Gồm 3 công thức che sáng:
CT1: Che 3 lớp lưới (10.000-13.000 lux)
CT2: Che 2 lớp lưới (1 3.000-16.000 lux)
CT3: Che 1 lớp lưới (1 6.000-19.000 lux)
– Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi, trồng trên chậu thang gỗ trong nhà lưới đơn giản.
– Ánh sáng được điều khiển bằng hệ thống lưới đen che giảm nhiều lớp và theo dõi bằng máy đo ánh sáng cầm tay.
– Thời gian che sáng từ tháng 6 đến tháng 8/2012. Thời gian theo dõi:
Tháng 4/2012 – 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 14: Ảnh hưởng của phương pháp xử lý tăng nhiệt trong mùa đông cho hoa lan Đai Châu

– Gồm 3 công thức:
CT1: Không xử lý (ĐC, nhiệt độ trung bình 14,1
oC)
CT2: Quây ni lông (tăng so với đối chứng 4-5
oC)
CT3: Quây ni lông + tăng nhiệt (tăng so với đối chứng 8-10
oC)
– Thí nghiệm trên cây 3 năm tuổi, đã nhú mầm hoa 5-7cm. Phun phân HT-Orchid 2 (6:30:30), 7 ngày 1 lần, nồng độ 0,1%.
Công thức quây ni lông (CT2): sử dụng ni lông Trung Quốc, dày, có khả năng giữ nhiệt và cho ánh sáng chiếu qua, đảm bảo vườn lan không bị tối.
Ni lông được che kín xung quanh và mái vào ban đêm và che ban ngày khi nhiệt độ dưới 20
oC. Nhiệt độ tăng so với bên ngoài 4-5oC.
Công thức: quây ni lông + tăng nhiệt (CT3) bố trí tương tự công thức quây ni lông và bổ sung thêm 1 quạt tăng nhiệt. Quạt tăng nhiệt được nối với 1 ống ni lông có đường kính 40cm, 2 bên ống có đục các lỗ với khoảng cách 1m/1 lỗ để hơi nóng được tỏa đều trong nhà trồng, cuối ống được buộc chặt.
Chỉ bật hệ thống tăng nhiệt khi nhiệt độ dưới 15
oC. Nhiệt độ trong nhà tăng so với bên ngoài 8-10oC.
– Thời gian thí nghiệm từ tháng 12/2012 đến tháng 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 15: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ bệnh sinh học đến sự phát sinh, phát triển của bệnh trên lan Đai Châu

– Gồm 4 công thức:
CT1: ĐC (Phun nước lã)
CT2: Olicide 9DD
CT3: Exin 4.5HP
CT4: TP-Zep 18EC
– Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi. Thuốc Olicide 9DD pha 0,4ml thuốc/0,1 lít nước, phun cho 3m
2. Thuốc Exin 4.5HP pha 0,16ml thuốc/0,13 lít nước, phun cho 3m2. TP-Zep 18EC pha 0,16ml thuốc/0,16 lít nước, phun cho 3m2. Phun 10 ngày 1 lần, ướt đều lá.
– Theo dõi tỷ lệ bệnh (%) theo phương pháp ngẫu nhiên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây, 10 ngày 1 lần. Một số bệnh hại chính trên lan Đai Châu:
Thối nhũn (Erwnia carotovora)
Đốm lá (Cercospora sp.)
Bệnh thán thư (Collettotrichum gloesporiodes)
– Thời gian thực hiện: Tháng 4 – 12/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu sinh học đến sự phát sinh phát triển của nhện và sâu hại lan Đai Châu.

– Gồm 4 công thức:
CT1: ĐC (Phun nước lã)
CT2: Tasieu 5WG
CT3: Reasgant 1.8EC
CT4: Alfatin 1.8 EC
– Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi. Các loại thuốc được phun 10 ngày 1 lần, phun ướt đều trên lá. Thuốc Tasieu 5WG:
Liều lượng pha 0,04g/0,13 lít/3m
2. Thuốc Reasgant 1.8EC: Liều lượng pha 0,13ml/0,16 lít nước/3m2. Thuốc Alfatin 1.8EC: Liều lượng pha 0,06ml/0,16 lít nước/3m2.
– Theo dõi mức độ xuất hiện sâu (%) (số cây có sâu x100/số cây điều tra) theo phương pháp ngẫu nhiên, mỗi điểm 2 cây, 10 ngày 1 lần. Một số sâu hại chính trên lan Đai Châu:
Sâu róm đường chỉ đỏ (Porthesia scintillanswall)
Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
Rệp sáp (Chrysomphalus ficus)
– Thời gian thực hiện: Tháng 4- 12/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm

– Các thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây tại Gia Lâm Hà Nội, đặc điểm sinh trưởng của cây ở một số vùng sinh thái, thí nghiệm thời điểm trồng (thí nghiệm 2,4,7) được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại.
– Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật được thực hiện trên giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Giai đoạn vườn ươm mỗi công thức thí nghiệm 2m
2 (100 cây), giai đoạn vườn sản xuất mỗi công thức thí nghiệm 3m2 (tương ứng với 54 cây).
– Cố định cây theo dõi theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây, theo dõi 10 cây/lần nhắc. Định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.
– Phương pháp điều tra sâu bệnh hại theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01 -38: 2010/ BNN PTNT).

2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

* Các chỉ tiêu về rễ:
– Số rễ (rễ/cây): đếm tổng số rễ trên cây
– Màu sắc chóp rễ: đánh giá bằng cảm quan
– Chiều dài rễ (cm): Đo rễ dài nhất còn sống trên cây, đo từ phần tiếp giáp với thân đến chóp rễ.
– Đường kính rễ (cm): Lấy giá trị trung bình ở 3 vị trí đo: gốc rễ, điểm chính giữa của rễ và chóp rễ.
– Chỉ tiêu giải phẫu: Kích thước vỏ, kích thước trụ, số bó dẫn và kích thước bó dẫn. Đo đếm các chỉ tiêu trên kính hiển vi có gắn sẵn trắc vi thị kính; dùng trắc vi vật kính quy đổi các chỉ tiêu ra các đơn vị tính). Bó dẫn nhỏ được quy ước là có kích thước rộng <7 vạch ở vật kính ×4.

* Các chỉ tiêu về thân:

– Chiều cao cây (cm): dùng thước đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng
– Màu sắc thân: đánh giá bằng cảm quan
– Đường kính thân (cm): Dùng thước panme đo phần thân lớn nhất.
– Các chỉ tiêu giải phẫu: Dày hậu mô, số lượng bó dẫn, tỷ lệ bó to/bó nhỏ, kích thước bó

* Các chỉ tiêu về lá:

– Hình dạng lá: tròn, thuôn dài, lòng máng
– Chóp lá: phân thuỳ, không phân thuỳ, thuỳ lệch, thuỳ đều
– Số lá (lá/cây): tổng số lá xanh trên cây
– Màu sắc lá: xanh, xanh nhạt, xanh đậm, đánh giá bằng cảm quan
– Chiều dài lá (cm): Đo từ gốc phiến lá đến chóp lá, đo ở những lá đã thành thục
– Chiều rộng lá (cm): Đo ở vị trí rộng nhất trên phiến lá, đo ở những lá đã ổn định về mặt hình thái.
– Chỉ tiêu giải phẫu: Kích thước biểu bì, mô đồng hóa, số bó dẫn và kích thước bó, số khí khổng trên 1 mm
2 lá.

* Các chỉ tiêu về hoa:

– Thời gian ra hoa (tính từ khi 50% số cây xuất hiện ngồng hoa)
– Thời gian ra nụ (tính từ khi 50% số cành hoa ra nụ)
– Thời gian phát triển cành hoa: Từ khi cành hoa xuất hiện đến khi bông hoa đầu tiên nở (ngày).
– Thời gian nở hoa: Từ khi bông hoa đầu tiên nở đến khi bông hoa cuối cùng nở (ngày).
– Tổng thời gian phát triển hoa (ngày): từ khi ra ngồng hoa đến khi cành hoa tàn (Thời gian phát triển ngồng hoa + Độ bền cành hoa)
– Tỷ lệ cây ra hoa (%) = Số cây ra hoa x 100/Tổng số cây theo dõi
– Tỷ lệ nở hoa (%) = Số hoa nở x 100/Tổng số hoa trên cành
– Số hoa/cành = Tổng số hoa/Số cành hoa theo dõi
– Đường kính hoa (cm): Đo vào thời điểm hoa đã nở hoàn toàn, dùng thước Panme để đo 2 đường kính vuông góc với nhau của hoa sau đó cộng vào lấy giá trị trung bình:
– Số cành hoa/cây: Đếm trực tiếp trên vườn.
– Chiều dài cành hoa (cm): đo từ điểm gốc cành đến đỉnh cành.
– Đường kính cành hoa (cm): đo tại vị trí cách thân 2cm.
– Độ dài cuống hoa (cm).
– Kích thước cánh hoa (cm): đo chiều dài, chiều rộng của cánh đài, cánh tràng và cánh môi.
– Màu sắc cánh đài, cánh tràng và cánh môi: đánh giá bằng cảm quan.
– Mùi thơm: thơm, không thơm, ít thơm: đánh giá bằng cảm quan.
– Độ bền cành hoa (ngày): Từ khi hoa đầu tiên nở đến khi 50% hoa tàn.
– Độ bền hoa (ngày): Từ khi bông hoa đầu tiên nở đến khi bông hoa đó tàn.

* Các chỉ tiêu về quả:

– Màu sắc: đánh giá bằng cảm quan.
– Kích thước quả (cm): chiều dài đo từ phần cuống quả đến đỉnh quả, chiều rộng đo ở phần giữa quả, tính trung bình trên 30 quả.

* Chỉ tiêu theo dõi sâu, bệnh hại.

– Tỷ lệ bệnh (%): Số cây bị bệnh x 100/Số cây theo dõi
– Mật độ sâu: con/cây
– Tần suất bắt gặp sâu, nhện: số điểm bắt gặp sâu x 100/Số điểm điều tra.

2.6 Điều kiện thí nghiệm (yếu tố phí thí nghiệm)

– Cây thí nghiệm được chăm sóc theo quy trình tạm thời của Viện Nghiên cứu Rau quả:
+ Cây được trồng trong nhà lưới đơn giản. Mái được che 2 lớp lưới đen vào mùa hè (tháng 6 đến tháng 8).
+ Giai đoạn vườn ươm: Trồng cây trên chậu nhựa mềm, trong suốt, kích thước 8,5 (chiều cao) x 8cm (đường kính). Giá thể sử dụng: Rong biển + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1). Kích thước than hoa, vỏ cây là 0,5-1,0cm. Phun phân Growmore 1 có tỷ lệ NPK = 30:10:10, nồng độ phân 0,05%, tuần/lần.
+ Trên vườn sản xuất (1 năm tuổi trở lên): Cây trồng trên chậu thang gỗ vuông, cạnh 25cm, 3 cây/chậu, giá thể là rong biển + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1). Kích thước than hoa, vỏ cây là 2-3cm. Phun phân Growmore 2 có tỷ lệ NPK = 20:20:20, nồng độ phân 0,1%. Phun phân bằng vòi phun mù cầm tay, phun ướt đều trên lá, thân và rễ cây.
+ Tưới nước 1 ngày 1 lần bằng vòi phun mưa.
+ Phòng trừ sâu, bệnh hại (Ngoại trừ thí nghiệm thử nghiệm thuốc sinh học 15,16) các thí nghiệm khác được phun định kỳ 10 ngày/lần bằng Daconil nồng độ 0,1%. Phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá, sâu róm, rệp hại bằng thuốc Selecron 500EC liều lượng 35ml/bình16 lít, Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/bình 16 lít, phun khi sâu xuất hiện. Phòng trừ sên và ốc sên bằng vôi bột, rắc tạo dải bảo vệ quanh khu thí nghiệm.

2.7 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

– Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
– Thí nghiệm nghiên cứu về giải phẫu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Thực vật, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
– Các thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển ở một số địa phương: Gia Lâm – Hà Nội, Văn Giang – Hưng Yên, Mộc châu – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/201 0 đến tháng 2/2014
2.8 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích độ lệch chuẩn và phân tích phương sai trên phần mềm Excel 2010 và Irristat 5.0.

ĐINH THỊ DINH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA LAN ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA (LINDLEY) RIDLEY) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

? Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline, zalo: 0963.090.463; 0944.252.463

Theo dõi chúng tôi trên fanpage facebook, trang cá nhân

Xem sản phẩm trên kênh Youtube

? Vườn lan Thành Nguyễn cảm ơn các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … đã quan tâm, ủng hộ!




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav