fbpx

Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lan Đai Châu

Capture1 14

Đề tài:Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím, ở các vùng sinh thái khác nhau.

CT1: Gia Lâm – Hà Nội
CT2: Văn Giang – Hưng Yên
CT3: Mộc Châu – Sơn La
CT4: Sa Pa – Lào Cai
– Cây 2 năm tuổi, được trồng trên chậu thang gỗ, giá thể: Rong biển + than hoa + vỏ cây, đặt cây trong nhà lưới đơn giản, che 2 lớp lưới đen vào mùa hè.
Phân bón sử dụng: Growmore 2 (20:20:20), phun 1 tuần/lần.
– Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi địa điểm 3m
2 (tương ứng với 54 cây).
– Cố định cây theo phương pháp 5 điểm chéo góc, theo dõi 30 cây/địa phương. Định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2013.
Kết quả nghiên cứu:

 

1. Đặc điểm sinh trưởng của giống Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái

Các chỉ tiêu sinh trưởng về lá, rễ được minh chứng qua bảng 1 và hình 2 và 4.
bảng 1. Đặc điểm sinh trưởng của giống Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái(Năm 2012, giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím)

Hoa Lan Đai Châu

     Các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của lan Đai Châu ở vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn rõ rệt so với vùng miền núi phía Bắc. Sinh trưởng của cây ở Gia Lâm – Hà Nội và Văn Giang – Hưng Yên là tương đương nhau, số lá đạt 6,0-6,2 lá, chiều dài lá đạt 24,5-24,6cm, số rễ đạt 5,2-5,3 rễ, chiều dài rễ 40,7- 41,0cm.

     Tại vùng núi phía Bắc, sinh trưởng của lan Đai Châu ở Sa Pa – Lào Cai và Mộc Châu – Sơn La tương đương nhau và và kém hơn so với các địa điểm trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng: số lá chỉ đạt 5 lá, chiều dài lá đạt 19,5- 20,4cm, số rễ đạt 4,0-4,4 rễ, chiều dài rễ 29,3-34,9cm.
     Nguyên nhân chủ yếu là ở các vùng này nhiệt độ mùa đông xuống rất thấp, cây sinh trưởng kém đi một cách rõ rệt.
Hình 2. Động thái tăng trưởng của chiều dài rễ ở một số vùng sinh thái
Capture2 9
 

* Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm 2012

Capture3 4

 

Hình 4. Động thái tăng trưởng chiều dài lá ở một số vùng sinh thái
Capture4 5
       Hình 2 và 4 cho thấy động thái tăng trưởng chiều dài rễ và lá của giống lan này ở 2 vùng sinh thái có sự khác nhau rất rõ rệt. Lan Đai Châu sinh trưởng mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Cây bắt đầu sinh trưởng vào tháng 3 đến tháng 10 (8 tháng).
      Chiều dài rễ đạt 40,3-40,5cm, chiều dài lá đạt 24,3-24,4cm. Các tỉnh miền núi phía Bắc, cây sinh trưởng chậm hơn. Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 (6 tháng), đạt giá trị thấp nhất. Chiều dài rễ chỉ đạt 33,2-35,0cm, chiều dài lá đạt 20,9-21,3cm.

2. Một số đặc điểm ra hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái khác nhau.

Bảng 5. Thời gian ra hoa và chất lượng hoa ở một số vùng sinh thái
(Tháng 11/2012-2/2013, giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím)
Hoa Lan Ngọc Điểm
     Thời gian xuất hiện mầm hoa sớm nhất được quan sát thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc (ngày 3/11). Tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (ngày 7/11). Tỷ lệ ra hoa của cây đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (50- 51%). Đạt thấp ở các tỉnh miền núi phía Bắc (25-30%).
Chất lượng hoa với ba tiêu chí đặc trưng là độ dài cành hoa. Số hoa và đường kính cành hoa ở Hà Nội và Hưng Yên là tương đương nhau. Chiều dài cành (16,7-16,9cm). Số hoa/cành (26,2-26,4 hoa), đường kính cành hoa (0,58- 0,59cm). Chất lượng hoa ở Mộc Châu – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai thấp hơn hai vùng trên. Với chiều dài cành (12,7-13,6cm), số hoa/cành (18,4-20,3 hoa), đường kính cành hoa (0,44-0,46cm). Độ bền hoa cao nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 27 ngày và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng là 24 ngày.  
             Như vậy, tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa lan Đai Châu ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên) cao hơn rõ rệt so với các tỉnh vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Sơn La).
 
 
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh
Tìm luận án tại: thư việnViện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav