fbpx

Quy trình chia đàn ong và tổ chức cho ong chúa tơ giao phối

     QUY TRÌNH CHIA ĐÀN VÀ TỔ CHỨC CHO ONG CHÚA GIAO PHỐI.

     Trước khi cắt mũ chúa 1 ngày ta phải tiến hành chia đàn giao phối.
     Chọn chúa tơ theo các tiêu chuẩn: Trọng lượng lớn hơn 180 mg, không bị dị tật, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.

Ong Chua Giao Phoi
Đài PTTH Tỉnh xây dựng phóng sự.


1. Phương pháp chia đàn ong.

a, Phương pháp chia tại chỗ

Chia song song tại chỗ:

      Từ 1 đàn cơ bản được chia thành 2 đàn mới đặt song song nhau.
      Đặt hai thùng ong mới ở giữa vị trí của đàn cũ, lấy đường bay của ong làm trung điểm.
Chia đều số cầu ong trong đàn cũ cho hai thùng ong mới.
      Điều chỉnh cửa tổ của hai đàn mới để ong bay về đều hai thùng mới chia ra.
      Sau khi kiểm tra các đàn mới chia thấy lớp ong thợ phủ đều và các hoạt động của cả hai đàn đã ổn định, ong thợ bay về không bị lộn tổ mới tiến hành gắn mũ chúa hoặc giới thiệu chúa tơ cho đàn mới chia.
      Tổ chức cho ăn đầy đủ và tránh các đàn mạnh đến cướp thức ăn. Khi cho ong ăn lưu ý cho các đàn giao phối ăn sau cùng khi trời đã tối hẳn. Kiểm tra các đàn giao phối nếu ăn không hết phải lấy hết phần thức ăn dư thừa ra để chuyển sang các đàn mạnh, nhằm tránh tình trạng ong ở các đàn mạnh đến cướp thức ăn.

Chia rời chỗ trong cùng một điểm:

      Rút ở những đàn ong mạnh một số cầu nhộng đang có ong non nở ra, trong đó có thức ăn đầy đủ chuyển vào thùng giao phối (khoảng 2 cầu), rồi đóng kín cửa tổ lại, nhốt ong trong suốt 24 giờ và chờ đến chiều tối hôm sau mới mở cửa thùng để kiểm tra nội tại của đàn và điều chỉnh số lượng ong thợ cho phù hợp (không để thưa quá), nếu thấy đàn ong đã cân đối và hoạt động bình thường thì tiến hành gắn mũ chúa vào.
     Cách chia đàn này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí vận chuyển cũng như các chi phí quản lý trại ong, tuy nhiên có nhược điểm là ong già dễ bay về lại tổ cũ, làm cho đàn mới chia ít ong thợ, đàn bị mất cân đối, dễ gây cướp. Cách chia này chỉ áp dụng khi số lượng đàn chia ra ít hơn 20 đàn và chỉ áp dụng khi người nuôi ong đã có kinh nghiệm xử lý các tình huống ong cướp thức ăn và đã biết cách điều chỉnh đàn ong.

b. Phương pháp chia chuyển điểm đàn ong

     Rút ong (chủ yếu là cầu nhộng già) ở những đàn mạnh (đàn cơ bản), chuyển vào 01 thùng chia giao phối, nêm chặt các cầu, đóng kín cửa tổ và chuyển chúng đến vị trí mới cách điểm ong cũ khoảng 3 km. Tiến hành chia mỗi đàn 2 cầu nhộng, chờ ong ổn định thì gán mũ chúa (hoặc giới thiệu chúa vào đàn mới chia), cách chia này có ưu điểm hơn chia tại chỗ vì ong không già không bay về lại đàn ong gốc.

2. Quản lý đàn ong giao phối

      Sau khi gắn mũ chúa vào đàn phối, 24 giờ sau kiểm tra xem chúa nở hay chưa.
      Sau 5 ngày thì kiểm tra xem chúa còn hay đã bị mất, nếu bị mất thì gắn mũ chúa mới để bổ sung cho đàn.
      Sau 10 ngày, cần phải kiểm tra xem chúa tơ đã đi phối hay chưa, nếu quá 12 ngày mà chúa tơ vẫn chưa đi phối thì phải loại bỏ chúa tơ cũ và gắn đợt mũ khác.
      Sau 15 ngày kiểm tra lại, nếu chúa đã đẻ ổn định thì tiến hành bổ sung cầu nhộng đang nở để đàn giao phối trở thành đàn ong mới.
      Có thể bổ sung cầu nhộng có cả ong trưởng thành cho đàn giao, nhưng chỉ tiến hành khi kiểm tra thấy ong chúa mới đẻ trứng tốt và các lớp kế tiếp đã có đầy đủ.
      Nếu đàn chia có nhiều quân và trong đàn chưa có giai đoạn nhộng, thì không nên bổ sung theo cách trên, chỉ nên đổi cầu nhộng già đang có ong non nở ra để tạo đàn mới và tránh hiện tượng ong thợ già vây tấn công ong chúa mới.


Qui trình tạo chúa chia đàn Tỉnh Đăk Nông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav