Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của giá thể trồng lan đai châu và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất.
– Thí nghiệm 2 nhân tố (3×4) được bố trí với 12 công thức:
CT1: GT1, 1 ngày tưới 2 lần
CT2: GT1 , 1 ngày tưới 1 lần
CT3: GT1 , 2 ngày tưới 1 lần
CT4: GT1 , 3 ngày tưới 1 lần
CT5: GT2, 1 ngày tưới 2 lần
CT6: GT2, 1 ngày tưới 1 lần
CT7: GT2, 2 ngày tưới 1 lần
CT8: GT2, 3 ngày tưới 1 lần
CT9: GT3, 1 ngày tưới 2 lần
CT10: GT3, 1 ngày tưới 1 lần
CT11: GT3, 2 ngày tưới 1 lần
CT12: GT3, 3 ngày tưới 1 lần
GT1: Gỗ nhãn: hình trụ 40cm (cao) x 20cm (đường kính)
GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn
GT2: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây
– Cây hoa lan ngọc điểm 1 năm tuổi trồng trên chậu thang gỗ với giá thể được xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trước khi trồng. Kích thước than hoa, củi vụn, vỏ cây 2-3cm.
Sử dụng nước giếng khoan có lọc. Tưới bằng vòi phun mưa cầm tay, lượng nước tưới là 3 lít/3m2 ô thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả
CT1: GT1, 1 ngày tưới 2 lần
CT2: GT1 , 1 ngày tưới 1 lần
CT3: GT1 , 2 ngày tưới 1 lần
CT4: GT1 , 3 ngày tưới 1 lần
CT5: GT2, 1 ngày tưới 2 lần
CT6: GT2, 1 ngày tưới 1 lần
CT7: GT2, 2 ngày tưới 1 lần
CT8: GT2, 3 ngày tưới 1 lần
CT9: GT3, 1 ngày tưới 2 lần
CT10: GT3, 1 ngày tưới 1 lần
CT11: GT3, 2 ngày tưới 1 lần
CT12: GT3, 3 ngày tưới 1 lần
GT1: Gỗ nhãn: hình trụ 40cm (cao) x 20cm (đường kính)
GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn
GT2: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây
– Cây hoa lan ngọc điểm 1 năm tuổi trồng trên chậu thang gỗ với giá thể được xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trước khi trồng. Kích thước than hoa, củi vụn, vỏ cây 2-3cm.
Sử dụng nước giếng khoan có lọc. Tưới bằng vòi phun mưa cầm tay, lượng nước tưới là 3 lít/3m2 ô thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 – 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng lan đai châu và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng lan đai châu và chế độ tưới nước khác nhau đến sinh trưởng của cây được thể hiện qua bảng 1.
Kết quả cho thấy, giá thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa lan ngọc điểm trên vườn sản xuất. Công thức giá thể 1 (GT1) và giá thể 2 (GT2) có các chỉ tiêu về sinh trưởng lá, rễ tương đương nhau và cao hơn so với giá thể 3 (GT3) ở mức ý nghĩa LSD0,05.
Bảng 1. Ảnh hưởng của giá thể trồng lan đai châu và số lần tưới nước đến sinh trưởng của cây trên vườn sản xuất.
(Năm 2012-2013, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Ghi chú:
GT1: Ghép trên gỗ nhãn: hình trụ 40cm (cao) x 20cm (đường kính)
GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn
GT3: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây
GT2, GT3 trồng trên chậu thang gỗ, kích thước: than hoa, vỏ cây, củi vụn 2-3cm).
GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn
GT3: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây
GT2, GT3 trồng trên chậu thang gỗ, kích thước: than hoa, vỏ cây, củi vụn 2-3cm).
Số lần tưới khác nhau thì chỉ tiêu về sinh trưởng cũng khác nhau.
Kết quả cho thấy: với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần và 2 ngày 1 lần cho kết quả sinh trưởng lá, rễ tương đương nhau. Cao hơn so với các công thức khác ở mức ý nghĩa LSD0,05.
Kết quả cũng chỉ ra đã có sự tương tác giữa giá thể trồng và số lần tưới nước khác nhau đến sinh trưởng của cây hoa lan Ngọc Điểm, khi giảm số lần tưới nước (1 ngày 2 lần; 1 ngày 1 lần; 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần) thì sự sinh trưởng về lá, rễ cũng khác nhau.
Kết quả cũng chỉ ra đã có sự tương tác giữa giá thể trồng và số lần tưới nước khác nhau đến sinh trưởng của cây hoa lan Ngọc Điểm, khi giảm số lần tưới nước (1 ngày 2 lần; 1 ngày 1 lần; 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần) thì sự sinh trưởng về lá, rễ cũng khác nhau.
Trong đó, ở các công thức GT1 tưới 1 ngày 1 lần và GT2 tưới 2 ngày 1 lần là phù hợp nhất đối với cây hoa lan Ngọc Điểm trên vườn sản xuất. Số lá 7,0 và 7,5 lá, chiều dài lá 26,6-27,7cm.
Ở công thức GT1, GT2 có khả năng thoát nước tốt và ở công thức tưới ít nước 3 ngày 1 lần cây có biểu hiện thiếu nước nên đã kích thích bộ rễ phát triển mạnh hơn. Số rễ và chiều dài rễ đạt cao nhất (số rễ 6,9 và 6,4 rễ, chiều dài rễ 45cm và 44,8cm).
Ở công thức GT3 với các số lần tưới khác nhau thì độ ẩm đều cao. Do giá thể mụn xơ dừa có khả năng giữ nước cao và gây chặt bí. Không còn phù hợp với cây hoa lan Ngọc Điểm giai đoạn vườn sản xuất và làm cho cây sinh trưởng kém.
Ở công thức GT1, GT2 có khả năng thoát nước tốt và ở công thức tưới ít nước 3 ngày 1 lần cây có biểu hiện thiếu nước nên đã kích thích bộ rễ phát triển mạnh hơn. Số rễ và chiều dài rễ đạt cao nhất (số rễ 6,9 và 6,4 rễ, chiều dài rễ 45cm và 44,8cm).
Ở công thức GT3 với các số lần tưới khác nhau thì độ ẩm đều cao. Do giá thể mụn xơ dừa có khả năng giữ nước cao và gây chặt bí. Không còn phù hợp với cây hoa lan Ngọc Điểm giai đoạn vườn sản xuất và làm cho cây sinh trưởng kém.
Như vậy, các loại giá thể trồng lan đai châu và số lần tưới nước khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa lan Ngọc Điểm trên vườn sản xuất.
Công thức GT1 (ghép trực tiếp trên gỗ nhãn) với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần và công thức GT2 (Rong biển + than hoa + củi vụn), số lần tưới nước 2 ngày 1 lần là phù hợp nhất.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của giá thể và số lần tưới nước khác nhau đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa được thể hiện quả bảng 2.
Tỷ lệ ra mầm hoa cũng đạt cao nhất ở công thức giá thể khô và số lần tưới nước giảm. Đạt giá trị cao nhất ở GT1 với số lần tưới nước 3 ngày/lần là 60%. Tỷ lệ ra mầm hoa thấp nhất ở công thức giá thể thoát nước kém (GT3) và tưới nước nhiều, 2 lần/ngày (51%).
Tỷ lệ ra mầm hoa cũng đạt cao nhất ở công thức giá thể khô và số lần tưới nước giảm. Đạt giá trị cao nhất ở GT1 với số lần tưới nước 3 ngày/lần là 60%. Tỷ lệ ra mầm hoa thấp nhất ở công thức giá thể thoát nước kém (GT3) và tưới nước nhiều, 2 lần/ngày (51%).
Bảng 2. Ảnh hưởng của giá thể trồng lan đai châu và số lần tưới đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa.
(Tháng 11/2013-2/2014, tại Gia Lâm – Hà Nội)
Môi trường càng khô thì càng kích thích mầm hoa ra sớm.
Thời điểm ra mầm hoa sớm nhất ở công thức giá thể thoát nước tốt (GT1) với số lần tưới nước giảm (3 ngày tưới một lần) mầm hoa xuất hiện ngày 5/11. Ở giá thể thoát nước kém (GT3) với số lần tưới nước cao 2 lần/ngày và 1 lần/ngày mầm hoa xuất hiện muộn nhất ở 11/11.
Các chỉ tiêu về chất lượng hoa cũng cho kết quả tương tự với với các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng. Công thức GT1 với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần cho chất lượng hoa tương đương. Với công thức GT2, số lần tưới 2 ngày 1 lần và đạt giá trị cao nhất: chiều dài cành hoa đạt 18,6cm và 18,5cm, số hoa/cành 29,8 và 29,5 hoa.
Các chỉ tiêu về chất lượng hoa cũng cho kết quả tương tự với với các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng. Công thức GT1 với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần cho chất lượng hoa tương đương. Với công thức GT2, số lần tưới 2 ngày 1 lần và đạt giá trị cao nhất: chiều dài cành hoa đạt 18,6cm và 18,5cm, số hoa/cành 29,8 và 29,5 hoa.
Các chỉ tiêu này đạt thấp ở công thức GT1, tưới nước 3 ngày 1 lần. Và công thức GT3, số lần tưới 1 ngày 2 lần ở mức ý nghĩa LSD 0,05. Điều này cho thấy đã có sự tương tác giữa giá thể và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan Ngọc Điểm. Trong điều kiện quá khô hoặc quá ẩm cây sinh trưởng kém, chất lượng hoa thấp.
Đường kính hoa và đường kính cành hoa giữa các công thức không có sự khác biệt.
Độ bền hoa cao nhất ở công thức GT1 với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần. Cho chất lượng hoa tương đương với công thức GT2, số lần tưới 2 ngày 1 lần đạt giá trị cao nhất 25 ngày, các công thức còn lại đạt từ 22-24 ngày.
Như vậy, công thức GT1, số lần tưới 1 ngày 1 lần. Và GT2, số lần tưới 2 ngày 1 lần cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng lá và chất lượng hoa lan Ngọc Điểm. Muốn kích thích cây nhanh ra hoa và tỷ lệ nở hoa cao cần giảm số lần tưới (công thức tưới ít nước, 3 ngày 1 lần) vào thời kỳ phân hóa mầm hoa.
Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh