fbpx

kỹ thuật chăm sóc lan kiều tím, lan kiều vàng

Lan Kiều Tím, Lan Kiều Vàng

     Lan kiều có nhiều loại màu hoa từ cam, trắng, vàng, mỡ gà tới tua. Về cơ bản thì cách trồng, chăm sóc các loại này là giống nhau. Lan kiều tím có tên khoa học dendrobium amabile, lan kiều vàng có tên khoa học Dendrobium thyrsiflorum…..

lan kiều vàng

     Trước tiên là về giá thể trồng lan kiều nói chung và lan kiều tím, lan kiều vàng nói riêng. 

Lan Kiều Tím, Lan Kiều Vàng

   
    Giá thể trồng lan kiều có nhiều loại giá thể như gỗ lũa, than đã ngâm no nước, xơ dừa đã qua xử lý chát. Dớn cọng, Dớn bảng, Rêu chile. rêu rừng, Vỏ thông…. Mỗi loại giá thể trên đều có những ưu và nhược điểm khác nhau:

1. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng trên gỗ lũa: 

     Xử lý gỗ lũa bằng cách dùng máy chà và bàn chà bằng sắt chà sạch các bụi bẩn còn bám trên khúc lũa. Ngoài bụi bẩn thì có những khúc lũa vẫn có những phần rác gỗ chưa mục hết ta cần chà sạch các phần đó đi để có một khúc lũa đẹp. Có giá trị về thẩm mỹ cao sau khi ghép lan kiều tím, lan kiều vàng lên. 
     Lan kiều ghép lũa nhìn thời gian đầu thì có vẻ đẹp do sự xanh tươi của cây thời gian đầu mới ghép kết hợp với vẻ đẹp của khúc lũa. Tuy nhiên theo tôi trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào gỗ lũa cây sẽ kém phát triển hơn so với các giá thể khác. Điều thứ hai lưu ý với các nhà vườn trồng kinh doanh đó là ghép lũa sẽ gặp khó khăn trong công tác giao hàng sau này.     

2. Dùng vỏ thông và than để ghép lan kiều tím, lan kiều vàng. 

 Xử lý than thì đơn giản là ta cho than vào thùng sơn hoặc chậu to ngâm than khoảng 4-7 ngày. Cho than no nước, rồi có thể đem ra trồng lan. Vỏ thông cần đập nhỏ, nếu có điều kiện có thể mua vỏ thông nhập khẩu. Mình thấy vỏ thông của họ không có cạnh sắc như vỏ thông mình tự lấy về rồi tự đập. Vỏ thông cần rửa sạch để loại bỏ đất và các tạp chất bám ở ngoài. 
       Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng lên vỏ thông hoặc than là một cách mình thấy cũng dễ thực hiện. Không quá phức tạp và cây phát triển cũng tốt,không đến nỗi tệ lắm. 

3. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào thân cây dương xỉ.

     Thân cây dương xỉ là cách nói chung chung. Còn chính xác ở đây là dớn cọng, dớn cục hoặc dớn bảng.. Tất cả đều là từ thân cây dương xỉ gỗ mà ra. Độ bền của giá thể này từ 3-4 năm. Mình thì hay xử lý bằng cách phơi ra nắng rồi ngâm giá thể vào nước vôi hoặc dung dịch có pha thuốc nấm.
     Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng trên giá thể này có kết quả nhỉnh hơn so với giá thể than và vỏ thông. Do dớn này thoát nước tốt và đối với dớn trụ, dớn bảng dày thì nó còn dữ ẩm cũng tương đối. 

4. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào giá thể rêu chilê, rêu rừng.

     Đối với rêu chile thì ta không cần xử lý gì nữa. Chỉ cần ngâm rêu vào chậu nước rồi bóp cho rêu căng nước là dùng được. Tuy nhiên đối với rêu rừng. Thì cần luộc rêu vào nước nóng mục đích là diệt các loại vi khuẩn, nấm đang sống trong đám rêu. Trồng lan kiều vào rêu cần lưu ý lót đáy chậu bằng than hoặc xốp để tránh úng cho cây. Về lâu dài giá thể này cây sẽ phát triển kém. Do vấn đề nấm bệnh và vấn đề bí của giá thể. Giá thể rêu về lâu dài sẽ bị lèn và rất bí khí nhất là khi thời tiết vào mùa mưa. 

5. Trồng lan kiều bằng giá thể xơ dừa. 

     Vấn đề đầu tiên cần xử lý khi trồng bằng xơ dừa đó là xử lý chát. Cần ngâm nước trong 2-3 ngày rồi bóp đi bóp lại nhiều lần cho xơ dừa hết chát rồi có thể lấy ra trồng lan kiều vào. 
     Giá thể này có ưu điểm rẻ, dễ kiếm tuy nhiên có nhược điểm giống rêu là gây bí cho cây lan khi trồng được 1-2 năm và dễ gây úng rễ. Cần lót dưới đáy chậu một lớp than hoặc xốp để chậu cây thoát nước tốt. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng bằng xơ dừa theo mình là không nên và cách trồng này tương đối mạo hiểm. Tuy nhiên các bạn có thể thử và trải nghiệm theo sở thích của riêng mình. 

6. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng bằng giá thể gỗ khô.

Gỗ khô ở đây có thể là gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ vải… nói chung là thân các cây không có tinh dầu, không chua, chát, có độ bền tương đối chút thì đều được. Trồng lan kiều vào các giá thể này cần bóc sạch vỏ của giá thể.

     Tuy nhiên trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào giá thể này cũng gần tương tự như trồng vào giá thể gỗ lũa. Giá thể không giữ ẩm tốt nên lan kiều sẽ phát triển rất kém.

Lan Kiều Vàng
Chi Tiết Mặt Bông Lan Kiều Vàng
 

 

Về cách chọn mua lan kiều và xử lý sơ bộ lan khi mới mua về.

     Khi chọn lan kiều tím, lan kiều vàng nên chọn giề to, lớn. Không nên chọn những giề có số lượng giả hành ít hơn 5 giả hành. Lá xanh tốt không có sâu bệnh, giập nát. Có nhiều giả hành có thân tơ vẫn còn lá thì càng tốt. Lưu ý không trồng vào mùa lan đang sinh trưởng ( khi giả hành non còn đang phát triển, sẽ  gây trột cây).
     Xử lý lan: cắt bỏ thân, lá giập nát. Cắt tỉa các rễ già, hỏng cắt ngắn rễ còn 1,5cm rồi ngâm phần gốc trong dung dịch gồm ridomill+ B1+atonik trong vòng 10p. Treo ngược cây 2-3 ngày ( trong thời gian này cần tưới ẩm cho cây) rồi trồng cây vào giá thể đã chuẩn bị sẵn.

Nguyên tắc cần lưu ý khi trồng lan kiều tím, lan kiều vàng. 

1. Về kỹ thuật: cố định chắc gốc lan, không để gốc lung lay, xê dịch. Không được để giá thể trồng làm lấp gốc lan, ảnh hưởng đến mầm non về sau này. 
2. Về thẩm mỹ: Hạn chế đóng đinh sắt ghép cho hướng của bụi lan hướng vào phía trong chậu trồng. Các cây có độ to ngang nhau thì ghép vào một chậu.

Chăm sóc sau khi ghép lan kiều. 

      Sau khi trồng để cây vào chỗ giâm mát, có ánh sáng yếu từ 40-50% nắng. Tưới ẩm ngày 1-2 lần tùy giá thể, từ 6-8 ngày tưới 1 lần B1(1ml)+ atonik(1ml)+1 lít nước. Khi cây ra rễ cỡ 2cm thì bón phân đầu châu 501 hoặc grow more 30-10-10 cho cây và đưa cây ra vùng ánh sáng 70%. 

lan kiều vàng

     

————————————-

Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline: 0963 090 463; Số zalo: 0944 252 463

Theo dõi chúng tôi trên facebook: https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/

Trang facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhtpvp/

Kênh youtube: Đường link kênh youtube

Vườn lan Thành Nguyễn – Hoa lan 268 cảm ơn các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … đã quan tâm, ủng hộ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav