fbpx

Màn màn – Cleome gynandra

  Tên khác: rau màn, màn ri, màn ri trắng (có danh pháp khoa học: Cleome gynandra) là một loài thực vật có hoa trong họ Màn màn.

Màn Màn - Cleome Gynandra
Màn màn

Mô tả hình thái.  Cây thân thảo hàng năm, cao tới 80 cm. Lá kép chân vịt mọc cách, mỗi lá kép có 5 lá chét. Hoa thường mọc tập trung ở đầu ngọn, có lá chét ở nách cuống hoa, tràng hoa có màu trắng hoặc trắng phớt hồng, bầu hoa dài như dạng cuống. Quả nang dài, dạng quả cái, mở thành 2 van. Hạt hình thận.
  Cây dùng nhiều trong y học phương Đông, cây cảnh và ẩm thực rau ăn.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở các bãi cỏ, đất trồng gần các khu dân cư. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.
Tính vị.  Tính vị, tác dụng: Có vị đắng, cay, tính ấm có ít độc (ở hạt); có tác dụng khư phong tán hàn, hoạt huyết giảm đau. Toàn cây có vị đắng, tính mát; có tác dụng tiêu đờm, hoạt huyết, giải uất, thanh nhiệt. Nó có tính chất kích thích và chống hoại huyết như Cải hoang.
Công dụng:
  Cây có thể dùng làm rau ăn. Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau. Dân gian dùng lá nghiền ra với củ Hành để đắp và bụng dưới làm dịu cơn đau thận; nó có tác dụng như là thuốc chuyển máu. Người ta còn đắp lá này vào thái dương trị đau đầu. Dầu hạt được dùng làm cứng tóc; hạt còn dùng để duốc cá và diệt chấy rận. Hạt đặt vào lỗ tai sẽ hoà tan ráy tai nên có thể lấy ráy dễ dàng.
  Ở Ấn Ðộ, người ta dùng rễ cây sắc uống trị sốt; lá cũng dùng đắp trị phong thấp; dịch lá dùng làm thuốc trị đau tai; hạt dùng trị giun, cây dùng trị bò cạp đốt và rắn cắn 
Trong họ của các cây màn ri thì có 3 loại có loại hoa màu vàng có loại hoa màu tím, có loại hoa màu trắng 
Nguồn tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avav